Bánh mật là một món ăn quen thuộc đối với những người con quê lúa Yên Thành vào những ngày đông lạnh giá. Vị ngọt của mật, vị cay thơm nồng của gừng, vị dẻo của nếp đã để lại ấn tượng khó quên với những người con quê lúa. Vào những ngày trời đông giá buốt, ngồi bên bếp lửa hồng trông chờ nồi bánh đang bốc hơi kèm theo mùa thơm của mật mía và của gừng khiến cho con người ta cảm thấy ấm lòng.
Bánh mật là một món ăn dân giã của người dân quê lúa và cũng là món ăn không thiếu trong những mâm cỗ ngày tết cổ truyền.
Món bánh mật khá dễ chế biến với những nguyên liệu đơn giản như mật mía,bột nếp và gừng. Gừng đem tủa sạch, thái sợi hoặc đập dập nhỏ, bột nếp chọn loại bột ướt để dẻo và dễ làm hơn còn nêu chọn loại bột khô thì nhào bột sao cho bột thật mịn và không dính tay nữa rồi để qua đêm, mật mía chọn loại mật đặc quánh.
Bột nếp vo thành viên hình tròn hoặc dài tùy theo sở thích mỗi người, cho vào nồi nước đun sôi đến khi nào bánh nổi lên hết thì vớt ra, sau đó cho sang một nồi khác cho mật mía và gừng vào đun lửa nhỏ liu riu cho bánh khỏi bị cháy, dùng đũa trở nhẹ để bánh khỏi dính vào nhau đun khoảng 2 – phút rồi tắt bếp là được.
Bánh vàng óng màu mật mía và thơm mùi gừng, ăn rất ấm bụng, đặc biệt đây là một món ăn nhẹ đơn giản dễ làm rất thích hợp trong tiết trời lạnh. Bánh mật ngon nhất khi ăn nóng, xắn từng thìa nhỏ cho vào miệng, hít hà vì hơi nóng, miếng bánh dẻo thấm đẫm vị ngọt của mật mía quyến luyến trong miệng, món này tuy ngọt mà không dễ ngán bởi còn có sự góp mặt của vị cay nhẹ, thơm nồng từ gừng.