Khám phá ngôi đền thờ thần rắn tại Yên Thành

Vào mỗi tháng 2 âm lịch, tại Yên Thành lại nô nức vào hội. Trong đó có một lễ hội kỳ lạ gắn liền với tục thờ rắn của người dân địa phương.Ngôi đền nằm ở một vùng quê yên bình với phong cảnh trầm mặc, u tịch, song ẩn sâu trong nó là vẻ đẹp kích thích trí tò mò, ưa khám phá. Giống như cái tên của nó, đền thần rắn hay còn gọi đền Canh cũng mang đến cho người nghe cảm giác gì đó gắn liền với núi rừng.

Khu đền chính đền Canh

Đền Canh nằm tại xóm Tây Canh, xã Đức Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).Nếu du khách ở xa về du lịch nghệ An, về với Yên Thành, hãy sử dụng vé máy bay giá rẻ đi Vinh rồi cùng xe đưa đón sân bay Vinh vượt quãng đường hơn 80km từ thành phố Vinh, chúng tôi đi trên con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo như con rắn từ đầu xã dẫn thẳng vào đền.
Ngôi đền đã cũ theo thời gian, gốc đa trăm tuổi ôm chặt lấy cổng tam quan càng khiến ngôi đền thêm u tịch.Những dây tua, rễ đa quấn lấy cổng chồ khiến nhiều người có cảm giác rờn rợn. Trong hành trình khám phá vùng quê này, có nhiều điều thú vị và bổ ích mà nhiều người muốn tìm hiểu. Ngoài phong cảnh đẹp lạ lùng, được ẩn sâu bên ngoài vẻ u tịch, trầm mặc, nó còn là bài học về lòng nhân ái.
Ngồi đền không biết được xây dựng từ lúc nào nhưng ngôi đèn u tịch ấy gắn liền với truyền thuyết từ xa xưa.

Theo truyền thuyết được mọi người lưu truyền, từ xa xưa ở đây có một cặp vợ chồng là Hoàng Phúc Hữu và Vũ Thị Quyên làm nghề nông, sống thanh bình và đức hạnh, được mọi người quý mến.

Khu cổng đền Canh

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà vợ chồng đã già cả nhưng vẫn chưa có con nối dõi. Nghĩ mình thành tâm kính phật thì trời đất sẽ cảm thương cho mụn con đỡ đần lúc về ốm yếu, nên hai vợ chồng ra sức làm việc thiện và đi cầu tự khắp nơi.
Cho đến một ngày, người vợ ra khe suối thì bỗng có cảm giác có kỳ lạ, sau đó trở về thì bà thụ thai. Hai vợ chồng chưa kịp vui mừng thì bà sinh hạ một cái bọc.Tưởng quái thai, hai vợ chồng định bỏ đi, sau định thần lại, nghĩ do ý trời, và cũng là nhưng người ăn ở có đức, có tâm nên ông bà giữ lại chăm sóc. Trải qua một thời gian, hai quả trứng nở ra hai con rắn, ông bà đặt tên cho hai con rắn la Hoàng Cảnh Kỳ và Hoàng Tiến Sơn.

Lối vào đền

Nuôi được 3 năm, thấy đôi rắn hiền lành nên đi đâu ông cũng cho theo.Một hôm, ông vác thuổng đi đắp bờ ruộng, hai con rắn bò quanh vướng chân ông, nên lúc xắn đất ông vô tình làm đứt đuôi một con rắn.Trời bỗng nổi cơn sấm sét, mưa gió kéo đến ầm ầm, ông Hữu không thấy hai con rắn đâu nữa. Khi ông Hữu vác thuổng về đến nhà, bất thình lình có con rắn xông vào chực cắn. Ông vội cầu xin,nơi gò đất người cha quỳ xuống lạy con sau này người đời gọi là cồn “Bái tử phong”.

Tam quan đền Canh

Rắn cụt đi về hướng đông, qua đầm Quỳ Trạch, đến giữa đồng thì quằn quại vùng vẫy, máu rỏ ra đỏ cả vùng đồng rộc, nơi rắn quẫy thành cái bàu nước, người dân gọi là bàu Canh. Cho đến nay hình dáng của bàu Canh vẫn nguyên dáng vẻ uốn lượn ngoằn nghoèo giữa cánh đồng lớn của xã Đức Thành giáp giới với xã Mã Thành. Chừng kiệt sức, rắn cụt bò lên rừng, đi lên khe nước đầu nguồn và chết ở đó, nơi ấy sau được gọi là Khe Thần. Thương con, vợ chồng người nông dân lần theo dấu vết để đi tìm. Lặn lội đến mé rừng, người mẹ kiệt sức nằm lại, khu rừng ấy sau này được gọi là Ngàn Nhà Bà. Người cha gắng gượng đi tiếp, gần đến Khe Thần, cũng kiệt sức nằm lại, khu rừng ấy sau này được gọi là Ngàn Nhà Ông.Con rắn lành ở lại bàu Ác, buồn vì người anh em và cha mẹ bỏ mình mà đi, rắn lành bò lên bờ bàu Ác và chết ở đó. Tương truyền rằng, anh em nhà rắn sau khi chết đều hóa thành những vị phúc thần. Có những đêm hè nóng nực, người dân nằm ở trong nhà nghe tiếng lá cây rung lắc mạnh, nghe rõ tiếng di chuyển ào ào như gió thổi, sáng ra thức dậy thì thấy cây cỏ đổ rạp theo lối đi kéo dài từ trên rừng xuống tận bàu nước. Người dân cho rằng đó là dấu của rắn thần về tắm mát. Hoặc những lúc đi ngang qua các khu rừng rậm rạp, nghe có tiếng gió thổi u u là lúc thần hiện. Vào những kỳ đại hạn, có gió Lào (bão Lào), các đồng rộc khô nứt nẻ, đến bàu Canh và bàu Ác để khấn nguyện thì lập tức sẽ có mưa thuận gió hòa. Những lúc lũ lụt lớn, người dân đến bàu Canh và bàu Ác làm lễ khấn nguyện thì sẽ giảm tránh được các đại họa do thiên tai gây ra. Do đó, nhân dân trong vùng tôn xưng rắn thần là “ông” và lập đền thờ ông cụt ở bàu Canh, đền thờ ông lành ở bàu Ác.

Những rễ cây quấn quanh Tam Quan

Từ đấy trong dân gian có câu: “Ông Lành Bàu Canh, ông Cụt Bàu Ác”. Theo người dân ở đây, “ông Lành ở Bàu Canh” không chỉ để ám chỉ rắn anh còn lành lặn mà còn có ý nói rắn anh hiền lành hơn. Tương tự câu “ông Cụt ở Bàu Ác” không chỉ ám chỉ rắn em bị cha lỡ tay chặt mất đuôi, mà còn nói đến tính cách của rắn em.Sau đó, người dân đã lập đền Canh thờ rắn, hàng năm cứ đến ngày 20/2 âm lịch là người làng lại tổ chức tế lễ trịnh trọng và thành tâm.

Mặc dù câu chuyện đó chỉ là truyền thuyết không có thực do người dân sáng tạo để răn dạy người đời về việc ăn ở có đức, có tâm. Hơn nữa vùng này trước đây rậm rạp, nên rắn rết nhiều, tỏ lòng tôn kính với rắn thì nhiều nơi cũng thờ tự, chứ không riêng ở đây. Vào những năm 90, có lần tháo dỡ cổng đền để tu bổ, vừa mới đập ra thì mọi người thấy một con rắn cạp nong vàng rất lớn chưa kịp hoảng hồn thì con rắn bò đi mất”.

Sau đó, người dân đã lập đền Canh thờ rắn, hàng năm cứ đến ngày 20/2 âm lịch là người làng lại tổ chức tế lễ trịnh trọng và thành tâm.Trong lễ hội ngoài phần lễ trang trọng, phần hội là nơi mọi người cùng nhau vui chơi, kết nối tình thần của người dân địa phương và du khách gần xa.

Mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ nhưng những câu chuyện truyền thuyết luôn mang tính giáo dục cao, thể hiện đời sống tâm linh phong phú, hướng về tự nhiên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *