Người nuôi “chim trời” ở Yên Thành

Dọc theo tỉnh lộ 538 cũ (nay được đổi thành quốc lộ 7B), đến xã Lý Thành (Huyện Yên Thành) hỏi đến ông chủ “vườn cò” Vũ Văn Ngân khong ai không biết đến với biệt danh “Ngân khùng”, “Ngân dở người”. Bởi hơn 50 năm nay gia đình anh đã 3 thế hệ trông giữ đàn cò hàng ngàn con trong khu vườn nhà rộng 2ha. Theo anh Ngân anh là đời thứ 3 trong gia đình tiếp quản chăm nom đàn cò, anh hi vọng đàn cò sẽ trở thành biểu tượng của vùng quê lúa Yên Thành.

Người nuôi chim trời ở Yên Thành

Vườn cò

Anh Ngân cũng cho biết, không có tài liệu nào ghi lại đàn cò xuất hiện từ năm nào, chỉ biết ông nội kể về cò từ trước những năm 1960. Lần đầu tiên đàn cò xuất hiện chỉ vài trăm con, sau đó đến hàng chục nghìn con và tiếp tục phát triển. Chủng loại cũng đa dạng, nhiều nhất là cò trắng, tiếp đó là vạc, sếu và một số ít chim chóc. Vào mùa sinh sản tháng 3-4 âm lịch, cò tập trung về nhiều nhất, lên đến vài chục nghìn con. Đến giờ, chúng đã gắn bó với ba thế hệ nhà anh.

Đến đời anh Ngân, vợ chồng con cái vẫn thực hiện những lời cha mẹ, ông bà dặn dò, chưa bao giờ họ bắt hay bán dù chỉ một con. Vào mùa mưa bão, cò mẹ lẫn cò con rơi xuống gốc cây, anh Ngân và vợ phải đội mưa, đội gió chạy ra khu vườn đưa cò vào nhà sưởi ấm, chăm đến khi khỏe mạnh mới cho nhập đàn trở lại.

Vợ chồng anh Ngân chia sẻ  “Người dân ở cái làng này, ai cũng goi tôi là “Ngân khùng”, “Ngân dở hơi” vì trong khi người ta kiếm thêm thu nhập từ việc đi săn cò, tôi lại mất tiền đi chăm đàn cò lạ kia. Nhưng mà vợ chồng tôi bỏ ngoài tai hết, đàn cò là “duyên mệnh” của gia đình đã ba đời nên chúng tôi quyết tâm giữ đàn còn bằng mọi giá”. Để bảo vệ đàn cò vợ chồng anh đã gặp không ít khó khă, nhất là nạn săn bát cò như hiện nay. Vì bảo vệ đàn cò anh đã có những lần suýt ẩu đả với nhóm thợ săn cò.

Vào dịp Tết nổi lo về đàn cò của anh chị lại càng tăng lên, bởi trong dịp tết có nhiều gia đình xung quanh đốt pháo làm cho cò hoảng sợ bỏ đi rất nhiều. Năm nào vợ chồng anh cũng mất ăn, mất ngủ mỗi khi tiếng pháo vang lên.

Kinh tế gia đình anh cũng không mấy khá giả, để nuôi hai con ăn học ngoài làm ruộng, anh Ngân mở thêm quán sửa xe máy, xe đạp gần nhà để kiếm thêm thu nhập. Gần chục năm trước, có người ở tỉnh khác tìm tới nhà đặt vấn đề mua lại cơ ngơi kèm theo khu vườn cò với giá cả tỷ đồng, nhưng vợ chồng anh không bán vì xem cò là đàn con của mình, thiếu đàn cò là thiếu đi sự vui vẻ, mất đàn cò là gia đình anh Ngân đã không hoàn thành sứ mệnh ông bà tổ tiên giao cho.

“Họ có trả bao nhiêu thì vợ chồng tôi cũng không đồng ý. Đây là lộc trời gửi tại gia đình mình qua mấy thế hệ nên tôi phải kế tục ông cha để làm tròn nghĩa vụ. Chỉ mong cò mỗi ngày một sinh sôi và không bị ai phá hoại”, anh Ngân chia sẻ trên báo Vnexpess và cho biết thêm, hàng năm vợ chồng đều mua thêm bạch đàn, trồng thêm tre nứa để cò có chỗ ở.

Anh Ngân chỉ có một nỗi lo là nếu sau này vợ chồng anh già đi, nhà lại ít người, thì anh không biết phải bảo vệ đàn cò như thế nào. Nếu người dân ở xã này ai cũng hiểu cho anh Ngân, chăm đàn cò với cùng gia đình thì tuyệt vời biết bao.

Từ khi bắt đầu đến nay, không biết bao nhiêu thế hệ cò đã sinh sống tại khu vườn này, thế nhưng sứ mệnh chăm cò của ba đời nhà anh Ngân vẫn hàng ngày được thực hiện chu đáo.

ST

Nguồn: Người đưa tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *