Yên Thành là vùng đất quê lúa với những cánh đồng cò bay mỏi cánh. Dù ở thời điểm nào nó cũng đẹp đến mơ màng, từ lúc mạ non đến lúc thời con gái, lúc vào mùa gặt cho đến khi đã thu hoạch xong. Yên Thành lúc nào cũng đẹp dịu hiền, ngọt ngào như những cô gái quê lúa vậy.
Với một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nhiều di tích lịch sử gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đất nước, yên thành nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch gần xa đến tham quan và khám phá.
Hãy khám phá du lịch Yên Thành với điểm đến sau:
NHÀ THỜ ĐÁ BẢO NHAM
Bảo Nham, một xứ đạo không lớn lắm nằm sát đường số 7 thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.Những du khách ở xa, khi về tham quan xứ đạo, có thể đi các hãng hàng không bằng vé máy bay giá rẻ đi Vinh , và có xe đưa đón từ sân bay Vinh về Yên Thành. Rời quốc lộ 1A rẽ về phía đường số 7 khoảng 15km, hiện ra trước mắt du khách là nhà thờ đá Bảo Nham.Đây là nhà thờ đặc sắc nhất trong các nhà thờ ở Nghệ An.
Nhà thờ được xây dựng khi các nhà truyền giáo phương tây đến Việt Nam truyền giáo, theo kiến trúc Phương tây với ngọn tháp có hình 3 quả chuông cao mang âm sắc của những nốt nhạc trầm bổng du dương.Phía trong là những mái vòm được cuốn tròn ghép bằng những tảng đá to. Các cửa sổ của nhà thờ được khảm bằng những bức họa tôn giáo nổi lên đầy màu sắc trong ánh nắng ban mai. Những bức tường cao vút được tạo nên bởi những phiến đá lớn nhẵn và trơn. Vòng quanh mái ngói là những ngọn tháp nhỏ mang nét kiến trúc cổ xưa của Cố đô Huế. Phía trước là hai cổng chào cõng trên lưng hai chú sư tử oai phong lẫm liệt, ngày đêm canh giữ và bảo vệ nhà thờ được bình yên.
Nhà thờ được làm bằng đá nên vào mùa hè, trong nhà thờ không cần quạt mà vẫn mát mẻ, hơi mát phả ra từ bức tường đá lớn khiến nhiều người thích thú. Về mùa đông, nhà thờ lại ấm áp, xua tan đi cái lạnh lẽo đêm đông. Có lẽ chính vì điều đó mà ngày xưa, đức chúa được sinh ra trong hang đá để giữ ấm.
Không chỉ thế, trong khuôn viên nhà thờ đá còn có một lèn đá đẹp, được nhiều người về tham quan, trên lèn được trang trí bằng các bức tượng chưa hết sức sinh động và đầy giá trị tâm linh.Đến với nhà thờ đá vào ngày lễ, tiếng chuông nhà thờ ngân lên, những bài hát thánh ca trong veo hòa vào bầu không khí khiến bao người thích thú, nhất là bà con giáo dân.
CHÙA GÁM
Chùa gám cách thành phố Vinh 45 Km về phía bắc, theo đường quốc lộ 538 về huyện Yên Thành.Chùa Gám, tên chữ là Chí Linh tự, nghĩa là chùa Chí Linh, một ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng trên mảnh đất Yên xứ Nghệ này.Tên chùa Gám, vì chùa tọa lạc tại Làng Kẻ Gám xưa (nay thuộc xóm 6, xã Xuân Thành) nên lấy tên làng đặt tên cho chùa.
Trong những năm 40 của thế kỷ trước, ngôi chùa bị phá hoại để phục vụ cho các công trình phúc lợi lúc bấy giờ như” trường học, bệnh viện,hợp tác xã, ủy ban…và ngôi chùa bị đi vào quên lãng.
Nhưng tâm tưởng và ký ức của những bậc cao niên trong làng, hình ảnh của ngôi chùa Gám linh thiêng mãi không thể xóa mờ. Do đó, với nỗ lực của chính quyền và người dân, một ngôi chùa mới được xây dựng trên nề chùa Gám cũ. Không ai bảo ai, tất cả mọi người trong làng đều có tấm lòng hướng Phật.Nhân duyên đầy đủ, “chùa có sư, như nhà có nóc”, nhân dân Phật tử của chùa lại vui mừng được đón sư về trụ trì hướng đạo cho mọi người. Đại đức Thích Trúc Thông Kiên, là đệ tử của Hoà thượng Thích Thanh Từ, người đã khôi phục Thiền phái Trúc Lâm đương đại của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, được Ban quản trị thiền phái Trúc Lâm cử ra làm phật sự theo lời thỉnh cầu của nhân dân phật tử huyên Yên Thành.
Chùa Gấm là ngôi chùa cổ thờ Phật có giá trị nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa cao. Các hoa văn và mảng họa tiết hết sức tinh xảo được xác định là kiến trúc Phật giáo Trúc Lâm phát triển rực rỡ vào thời Lý-Trần.Khu di tích gốc; Khu tâm linh ; Khu đền Bạch Y; Khu nghĩa trang liệt sỹ; Khu nghỉ dưỡng sinh thái và dịch vụ tổng hợp: Ngày 4/4/2015 đã tổ chức lễ đặt đá xây dựng thiền viện Trúc Lâm Yên Thành và khởi công hạng mục tượng Đại Phật An Quốc, khởi công xây dựng chùa một cột và an vị tôn tượng Bổn sư trong quần thể Thiền viện trúc Lâm Yên Thành.
Đến với ngôi chùa linh thiêng này, cùng với cảnh quan tươi đẹp, đây là không gian được nhiều người ghé về, nhất là mùa lễ vu lan báo hiếu, ngôi chùa trở nên nhộn nhịp bởi các phật tử về thành tâm cầu khấn.
ĐỀN ĐỨC HOÀNG
Đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành, Yên Thành , tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 60km về phía bắc. Đến đây bạn có thể sử dụng phương tiện xe buyt hoặc phượt bằng xe máy đi theo đường 538. Công trình được các vị tiền nhân đặt ở vị trí địa thế thủy lưu khí tụ, có dáng vẻ thâm nghiêm, linh thiêng và huyền bí. Đền tựa lưng vào khu rừng nguyên sinh có nhiều cây cổ thụ rậm rạ hướng mặt ra đầm sen làng Diệu Ốc còn gọi là đầm Thủy Ô- một cảnh đẹp nhất nhì của Yên Thành.
Trong cuốn Đông Thành phong thổ ký, giám sinh Ngô Trí Hợp xếp đầm sen làng Diệu là một trong “ bát cẩm tú” của vùng. Vì thế đầu xuân trẩy hội đền Đức Hoàng là dịp để vãn cảnh một vùng non xanh nước biếc kỳ thú.Nằm ở vùng quê Nghệ An, với nhiều cây xanh bao quanh tạo nên sự mộc mạc mà gần gũi, một chốn bình yên mà bao người muốn tìm về. Với nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng đền vẫn giữ nguyên được trạng thái di tích gốc, đảm bảo sự tôn kính thâm nghiêm. Đền được xây dựng để thờ vị tướng có nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.Chỉ mới đứng trước cổng đền thôi tôi đã thấy được không khí linh thiêng với con đường trải dài vào đến sân đền. Ngôi đền có ba tòa, bao gồm thượng điện , trung điện và hạ điện. Quy mô kiến trúc không lớn nhưng sự cổ kính và linh thiêng của ngôi đền là dấu ấn đặc biệt nhất. Bởi vậy nơi đây đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh đậm đà bản sắc văn hóa xứ nghệ. Thắp nén hương thơm để tưởng nhớ Đức Hoàng và các vị thần, tôi bắt đầu tham quan và tìm hiểu lịch sử lâu đời của ngôi đền và vị thần án ngự ở đây.
Hằng năm, vào ngày 30/1- 1/2 al, khi hoa xoan tím ngát dọc đường và đồng lúa xanh sắp sửa bước vào thời kỳ con gái, nhân dân Yên Thành náo nức tổ chức lễ hội Đức Hoàng, thu hút hàng triệu du khách gần xa ghé thăm. Đến đây du khách sẽ được thả mình trong không gian xanh,sinh thái kính cẩn nghiêng mình thắp nén hương thơm để tỏ lòng biết ơn ngài, như được trở về cố hương sống lại trong hoài cổ .
Không chỉ vây, Yên Thành còn nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên toàn địa bàn huyện. Yên Thành vùng đất ấy còn cả một tầng văn hóa trong mỗi làng quê. Không tiêu biểu như làng quê bắc bộ như quê lúa yên thành cũng đậm chất mộc mạc mà giản dị. Những mái nhà ngói đơn sơ khói tỏa vào buổi chiều tà, những con trâu thung thăng gặm cỏ ngoài bờ đê, những đứa trẻ vui đùa ngoài bờ đê, thả diều những ngày hè vui đùa chạy nhảy. Sự hồn nhiên của những đứa trẻ với tiếng cười giòn tan khiến tuổi thơ chúng đẹp biết bao.
Ngoài những ngôi đền chùa, những di tích cách mạng, nơi đây còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể, nó thể hiện lối sống phong phú, giàu chất thơ. chất tình với lời hát Ví dặm giận mà thương.Bởi thế, nhiều người về với quê lúa mà ấn tượng mãi, yêu thương mãi khi những ký ức ấy luôn hiện hữu trong suy nghĩ.
Yên Thành quê lúa!