Nếu như vùng đất xứ Nghệ nổi tiếng bởi những làn điệu dân ca nghĩa tình sâu lắng thì vùng đất Yên Thành xưa nay vẫn luôn vang vọng những điệu tuồng.Đặc sắc cho lối sinh hoạt văn hóa dân gian này chính do những người nông dân tạo nên.Về làng Kẻ Gám, tiếng trống, tiếng hát tuồng vẫn vang lên mỗi dịp hội hè, lễ lạt. Tuồng đã trở thành là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân quê lúa.
Làng Kẻ Gám xưa nay nổi tiếng bởi vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có dòng sông Dinh uốn lượn tưới mát ruộng đồng, nơi có ngọn núi gám hùng vĩ mây treo ngọn núi và đặc biệt hơn là ở đây còn có ngôi chùa nổi tiếng xứ nghệ- được đánh giá là trúc lâm thiên tự.Nơi đây,đã sinh ra bao nhiêu nho sĩ,những nhà yêu nước lỗi lạc.

Tuồng được diễn tại sân đình
Nhiều người con ưu tú của làng Kẻ Gám đã đi muôn phương, và khi trở về, mang theo nhiều nét đặc sắc văn hóa của vùng miền. Nghệ thuật tuồng đến với người dân Kẻ Gám cũng bằng chính con đường đó.
Cho đến ngày nay,tuồng đến Kẻ Gám có từ bao giờ chẳng ai còn nhớ. chỉ biết rằng nghệ thuật tuồng được trao truyền theo kiểu cha truyền con nối nhưng lại có sức sống hết sức mãnh liệt.
Từ thế kỷ 20 trở về trước, tuồng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Kẻ Gám mỗi khi Tết đến xuân về. Ngày ấy, làng có đến 3-4 đội tuồng, mỗi đêm diễn thực sự là một đêm hội của người dân trong làng và các làng lân cận, người ta say mê tuồng, ca tuồng mọi lúc mọi nơi. Từ người già cho đến trẻ nhỏ, không ai không nhớ các điệu tuồng. “Thời chiến tranh, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu, những vở tuồng cổ vẫn được luyện tập và biểu diễn thường xuyên. Thời đó, đói ăn, đói mặc, phải lo bộn bề trăm thứ, nhưng người ta vẫn ngày sản xuất, đêm diễn tuồng, mọi người rất nhiệt tình.Hôm nào có tuồng, đầu làng chật cứng người tới xem, phục trang chẳng có nhiều, sân khấu cũng đơn sơ, chủ yếu được làm từ các vật liệu tre nứa thô sơ, ánh sáng bằng đuốc bằng đèn dầu nhưng người dân háo hức như mình đi xem ca nhạc hiện đại.Người nghệ sĩ say mê diễn xuất, khán giả thì mắt không rời, cũng hà vào câu chuyện của nhân vật.
Tuồng Kẻ Gám xưa đã từng được vời vào cung biểu diễn cho Vua, Chúa. Đó là thời hoàng kim của nghệ thuật tuồng trên quê lúa. Những năm chiến tranh, khó khăn đủ bề nhưng tuồng vẫn có đất sống và phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, hiện giờ, làng tuồng Kẻ Gám cũng đang đứng trước nỗi lo thất truyền, mai một dần.

Diễn viên đang học lại điệu tuồng trước khi diễn
Nhưng trong khóe mắt của những nghệ sĩ dân gian vẫn có một nỗi buồn đầy lo lắng bởi hình thức sinh hoạt này đang dần bị mai một, ít người quan tâm.Bởi người ta lo làm ăn, lập nghiệp mà quên đi cái đẹp đẽ trong tuồng, quên đi di sản mà ông cha để lại.Không giống như ví hay giặm, mỗi làn điều đều mang hơi thở cuộc sống, gắn liền với nhịp sống, nhịp sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tuồng Kẻ Gám hầu như là những tích cũ, gắn liền với các nhân vật lịch sử. Tuồng khó nhớ, khó thuộc, đòi hỏi kỹ thuật nghiêm ngặt. Bởi vậy, tuồng ít “kéo’’ được người diễn, đặc biệt là thanh niên, trẻ nhỏ.
Để diễn tuồng phải có phục trang, có sân khấu, có đội nhạc đi cùng, và muốn diễn được thì phải tập luyện lâu dài. Nhiều người yêu tuồng, mê tuồng lắm, nhưng ngoài cái đam mê còn phải có năng khiếu. Tuồng Kẻ Gám do những người yêu tuồng, quý tuồng bỏ thời gian, công sức, tâm huyết và cả tiền bạc để luyện tập, biểu diễn. Bao nhiêu lo toan trong cuộc sống, dẫu có yêu, có quý tuồng đến mấy cũng không thể ăn cơm nhà, vác tù và được mãi.

Trang phục trong diễn tuồng
Hiện nay. trong làng chỉ còn ông Phan Văn Lang- một người bám nghề lâu nhất và có lẽ cũng là người cuối cùng hiểu và đam mê tuồng như chính mạng sống của mình. Căn nhà nhỏ của ông bà dành riêng một gác xép để chứa phục trang, đạo cụ biểu diễn. Những bộ trang phục của vua, của tướng, của hoàng hậu, công chúa hay đến lính tráng trong mỗi vở tuồng đều do ông bỏ tiền ra may lấy.Ông vẫn luôn sợ rằng : chẳng biết mai này còn ai thay ông gìn giữ lại tuồng cổ này không,bởi cho đến nay, rất ít người biết về loại hình này.Cầm những trang phục đó trên tay, ông thở dài lòng đầy đau khổ.
Xuân lại về những người con gần xa lại trở về quê hương với vé máy bay giá rẻ đi Vinh, có xe đưa đón sân bay Vinh về tận nhà được đi đây đi đó nhưng liệu ai còn nhớ đến điệu tuồng cổ, một thời hoàng kim,giờ đây những bản nhạc trẻ đã thay thế cho những làn điệu trữ tình sâu lắng kia, nhớ đến tiếng đàn, tiếng nhị .Mong rằng các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa để tuồng làng Gám còn có đất sống, được gìn giữ và phát triển như xưa.