Đông Thành là mẹ là cha Đói cơm, rách áo thì ra Đông Thành, từ xa xưa, yên thành luôn làm rạng danh đất học xứ Nghệ với những trạng nguyên, ông nghè, ông cống.Từ bao đời nay, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước,từng bước vươn lên, khẳng định tài năng và trí tuệ.Hãy cùng vé máy bay giá rẻ đi Vinh đồng hành tìm hiểu thơ ca vùng xứ lúa nhé. Trên chuyến xe đưa đón sân bay Vinh, những bài thơ về Yên Thành cất lên khiến bao người kinh ngạc.
Ngày xưa cả làng, cả xã nghèo đói, ăn cơm độn khoai ba bữa,ấy thế mà vẫn đèn sách miệt mài, có nhà ba đời làm quan.Có những người văn thơ để lại tiếng thơm muôn đời. Từ trong bùn đất, đói khổ là vậy mà bao người đỗ đạt thành tài.Ngày xưa xứ Nghệ nổi tiếng với dân cá gỗ, trong đó Yên Thành đã góp công nổi danh tên tuổi đó.

Cánh đồng lúa Yên Thành
Người mở đầu cho truyền thống hiếu học là trạng nguyên Bạch Liêu mở đầu cho khoa thị ở Nghệ An.Ông là vị trạng nguyên ngông nhất từ trước tới nay, bởi đậu trạng nguyên mà không ra làm quan, Sau này làm môn khách cho Trần Quang Khải.Bạch Liêu đỗ Trạng nguyên khoa thi Bính Dần, năm Thiệu Long thứ chín (1266) đời vua Trần Thánh Tông. Từ đó về sau, theo các tài liệu đăng khoa lục thì huyện Yên Thành có 22 vị đỗ đại khoa, trong đó có 4 vị trạng nguyên (cả Nghệ An có 6 vị trạng nguyên), 3 vị thám hoa, 3 vị hoàng giáp, 7 vị tiến sĩ, 4 vị phó bảng. Tổng Quỳ Trạch có 4 vị trạng nguyên, 2 hoàng giáp, 4 tiến sĩ, 20 cử nhân, 192 tú tài. Làng Tam Thọ (nay thuộc xã Thọ Thành) có 3 trạng nguyên, 1 tiến sĩ, 1 cử nhân, hàng chục hiệu sinh, tú tài. Ở Tràng Thành có 2 thám hoa, 1 hoành từ (tiến sĩ), 21 cử nhân, 81 tú tài. Họ Hồ ở làng Tam Thọ có ba thế hệ nối tiếp nhau là Hồ Tông Thốc, Hồ Tông Đốn, Hồ Tông Thành (tam đại đồng khoa) đều đỗ Trạng nguyên.Họ Lê ở trại Tràng Sơn (nay thuộc xã Sơn Thành) có ba cha con ông cháu đều đỗ cao: Lê Kính đỗ Tiến sĩ, Lê Hiệu đỗ Hoàng Giáp làm Thượng thư cùng triều, Lê Mai đỗ Giải nguyên. Riêng Lê Hiệu được cử đi sứ sang Trung Quốc có tài văn thơ đối đáp với sứ thần các nước và vua quan nước sở tại, nên được phong “Lưỡng quốc Tể tướng”. Họ Hồ ở làng Tam Thọ, họ Phan Tất, họ Phan Mạc ở Tràng Thành liên tiếp bảy đến tám đời có người đỗ đạt.
Nhiều người trong số những vị đại khoa, trung khoa đã đem tài năng giúp nước, có công trong việc xây dựng đất nước, trở thành những nhà văn hóa để lại nhiều trước tác có giá trị.
Trạng nguyên Bạch Liêu với kế sách Biến Pháp tam chương giúp nhà Trần xây dựng Hoan Diễn trở thành thắng địa, nơi cung cấp sức người, sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông.

Cảnh đẹp bình yên Yên Thành
Trạng nguyên Hồ Tông Thốc là nhà văn hóa lớn có tài năng nhiều mặt về văn, thơ, lịch sử với những trước tác: Thảo nhàn hiệu tần thi tập, Đại Nam đế chí, Việt sử thông giám cương mục.
Ông để lại nhiều áng thơ hay , thể hiện bản lĩnh của một vị quan tài năng, mưu chí và anh dũng.Bài tứ tuyệt Đề Hạng Vương từ (Đề đền Hạng Vương) thẻ hiện rõ bản lĩnh đó của ông khi mỉa mai Hạng Vũ:
Quân bất quân hề, thần bất thần,
Như hà miếu mạo tại giang tân?
Giang Đông tích nhật do hiềm tiểu?
Hà tích thiêu tiền bách vạn cân?
Thám hoa Phan Túc Trực đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, nêu gương “học cao hạnh thuần”, được xem là bậc khôi đa sư để lại các trước tác: Việt Nam thế chí, Diễn Châu phủ chí, Diễn Châu – Đông Thành huyện thông chí, Cẩm đình thế tập.
Tiến sĩ Trần Đình Phong, làm Tế tửu Quốc tử giám đã trực tiếp đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Ông còn tổ chức biên soạn tập Đông Yên nhị huyện khoa phổ và trực tiếp biên soạn Thanh Khê xã chí, Quỳ Trạch đăng khoa lục.
Cử nhân Trần Cần (làng Vĩnh Tuy), tú tài Phan Tuấn Triết, cử nhân Lê Liễu (xã Giai Lạc), nhà thơ Nguyễn Thế Mỹ (làng Nhạn Tháp) … đã để lại nhiều áng văn thơ chan chứa tình yêu quê hương, đất nước.
Và khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, với tấm lòng yêu nước thương dân, những nhà nho, những bậc khoa bảng sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, cùng nhân dân đánh đuổi quân xâm lược như Trạng Nguyên Bạch Liêu, Phó bảng Lê Doãn Nhã, các cử nhân Chu Trạc, Lê Liễu …
Đất học Yên Thành còn sản sinh ra những thầy đồ hay chữ, sống có tiết tháo, bổ sung vào đội ngũ những thầy đồ Nghệ mở trường dạy học tại quê hay ở những địa phương khác.

Văn sĩ đất Yên Thành
Cho đến ngày nay, Yên Thành có nhiều cây thơ được nhiều người biết đến như ông Vũ Hoàng Trung với những câu thơ
“Cọng rơm đốt cháy mùa đông
Mây lan nhả khói trắng đồng bụi mưa
Chiều rồi cứ ngỡ còn trưa
Đêm tàn lâu thế sao chưa đến ngày…”
Phan Văn Từ, người nổi tiếng với bài thơ phổ nhạc “Nhịp cầu nối những bờ vui”. Ông nay đã hóa thành thiên cổ, để lại trong văn chương một ông lão ăn mày.
“Gió mở cửa
Ùa về tia nắng sớm
Ùa về ông lão ăn mày
Ngỡ có tiệc xin vào dọn bát
Mở rộng vòng tay chúng tôi thêm bạn
Lại xách chai đi chịu rượu quán quen”
Những lời thơ của ông ngông nghênh giữa trời giá rét,lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca, có một lão ăn mày lên ngồi ngang hàng với nhà thơ.làm cho thiên hạ phải ngơ ngác giữa những câu từ
Hay Hoàng Chỉnh, phóng viên kỳ cựu báo Nghệ An, người có hứng liên tục, hứng thường xuyên, viết rất khỏe, ông có cái chân dung rất lạ, người thấp đậm, tóc loăn xoăn như mớ mì tôm vụn: Ông viết báo, viết ký, truyện ngắn và cả làm thơ nữa, ông đã sáng tạo ra nhân vật Trần Cam, với câu nói nổi tiếng, “Thưa giám đốc mười lần kính mến” trong khi xéc quần của nhân vật toang hoác ra giữa cuộc họp”… Ông chăm chỉ cẩn trọng ấy vậy mà đến sau năm 2000 vẫn bị nạn…

Nhà thờ họ Nguyễn Gia
Có nhiều bảo: Yên Thành là thủ đô của báo chí, ẵm hết giải thưởng của vùng khác…Những văn sĩ yên Thành không giống như vùng khác, họ là những văn sĩ nửa mùa, làm nghề này nghề kia, nhưng sinh ra ở vùng đất như thế,mà tự nhiên lại thành nhà thơ,viết văn, nghiên cứu văn học…
Không chỉ thế huyện Yên Thành còn có một một bảo tàng “Lúa nước” văn nghệ sĩ tha hồ mà ngắm nghía thúng, mủng, dần, sàng, cối xay, cối đạp, liềm hái… để rồi mà viết báo, mà làm thơ.đến cả Phó giáo sư, Tiến Sĩ Nguyễn Thế Kỷ ở tận Trung ương mà vẫn cứ “Xa ngái nào cũng mơ về rú Gám/ Bến nước nào cũng dội sóng sông Dinh” nữa là, huống chi những kẻ cầm bút khác và có lẽ vậy.
Có thể nói truyền thống hiếu học, khổ học và học giỏi của nhân dân huyện Yên Thành được nuôi dưỡng và phát huy trở thành một dòng chảy lịch sử, nối tiếp cho đến thời kỳ tân học, học chữ quốc ngữ và chữ Pháp, đã sản sinh ra lớp văn học mới giữa xóm làng mênh mông, ruộng đồng bát ngát.