Đền Cả- ngôi đền gắn với tín ngưỡng nông nghiệp

Yên Thành là vùng đất cổ, có lịch sử văn hóa lâu đời,cách đây 5.000 năm đã có người Việt cổ sinh sống trên mảnh đất Yên Thành, họ là chủ nhân của nền nông nghiệp trồng lúa nước ở một bộ lạc xa xưa cư trú vùng ven biển Nghệ Tĩnh.

Tộc phả của nhiều dòng họ và lịch sử các làng xã đã ghi lại nhiều đức Triệu Cơ đã cơ công khai canh, chiêu dân lập ấp như Đông Thành Vương Lê Long Ngân (thời Tiền Lê); Uy Minh Vương Lý Nhật Quang (thời Lý); Nguyễn Duy Thiện, Phan Vân, Nguyễn Hữu chỉ (thời Trần); Trần Đăng Dinh, Nguyễn Vĩnh Lộc, Trần Quốc Duy (thời Lê Sơ và Hậu Lê) cùng nhiều thủy tổ của các dòng họ khác đã dựa vào địa bàn này để thành lập trang trại, khai hoang, lập làng, sản xuất lương thực cung cấp cho các cuộc kháng chiến.Tổ tiên của những dòng họ này đã vượt lên mọi khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết, biến những mảnh đất hoang thành những vựa lúa xanh mướt.

Đại bộ phận dân cư Yên Thành là nông dân, nguồn sống chính của họ là làm ruộng trên cơ sở chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước. Phía sau lũy tre xanh, ngay từ buổi sơ khai đã có công điền, công thổ, có những mối quan hệ gắn bó keo sơn theo dòng tộc, làng xóm. Làng nào cũng có đình, đền, chùa, miếu mạo gắn với hoạt động tâm linh. Đó là ngôi nhà trung của cộng đồng làng xã, nơi sinh hoạt, tôn thờ và tưởng niệm những vị thần có công dựng làng, dựng nước.

den-ca-nhan-thanh-yen-thanh

Là ngôi đền cổ nổi tiếng linh thiêng, về với đền Cả ngoài để được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của đền cùng nhiều hiện vật quý có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

Trước đây, tại xã Nhân Thành có 15 ngôi đền nhưng Đền Cả vẫn là ngôi đền chính, có niên đại xây dựng sớm hơn, quy mô đồ sộ hơn so với các đền khác. Và hàng năm vào các kì tế lễ cầu phúc, nhân dân địa phương thường rước các sắc từ các đền khác trong làng về tập trung tại đền nên đền có tên là đền Cả.Đền Cả thuộc xóm Trung Thuận xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Để về thăm ngồi đền này, du khách có thể đi về bằng xe đưa đón sân bay Vinh sau khi sử dụng phương tiện hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Vinh. Hoặc có thể đi bằng ô tô, xe khách….

Đền Cả được khởi công xây dựng thừ thời Lê nhưng không rõ ngày tháng năm nào. Lúc đầu đền chỉ là một ngôi miếu thờ dọc được làm bằng tranh, tre nứa. Đến cuối thời Lê, đền được tôn tạo thành ngôi nhà 3 gian, bộ khung nhà làm gỗ, xung quanh thưng ván, mái lợp ngói mũi (hiện tại là nhà Hậu cung) Đến năm Nhâm Thìn (1892), Đền Cả được tôn tạo xây dựng thêm 2 tòa Trung điện và Hạ điện theo kiến trúc chữ nhị. Từ năm Canh Tý – Thành Thái thứ 2 (1900) đến Ất Tỵ – Thành Thái thứ 7 (1905) nhân dân địa phương đóng tiền của, công sức xây dựng thêm nhà Tả vu, Hữu vu và hệ thống Tam quan, Tắc môn, tường bao tạo nên một quần thể kiến trúc bề thế, thâm nghiêm, được người xưa chọn theo thuyết phong thủy. Đền quay về phía Nam, có sông, có đồng ruộng và xóm làng. Vườn đền rộng có nhiều cây cổ thụ là nơi trú ngụ của các loài chim.

den-ca-nhan-thanh-yen-thanh-02

Tại đền Cả còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý như hương án, bàn thờ, khám thờ, ngai thờ, lư hương, sắc phong, thần phả, câu đối, đại tự, văn tế…

Trải bao năm tháng mưa gió, bão lũ và chiến tranh, cho đến nay, cảnh quan di tích đã có nhiều thay đổi: vườn đền bị thu hẹp lại, các công trình chính của đền còn lại Bái đường (trước đây là nhà Trung điện) và nhà Hậu cung (trước đây là nhà Thượng điện) và các công trình khác như nghi môn, tắc môn, nhà thiêu hương, vàng mã mới được quy hoạch, phục dựng lại.

Toàn bộ khuôn viên Đền Cả được bao bọc bởi hàng rào là cây xanh,bên cạnh đó còn có ao thả cá, nhằm tạo cảnh quan xanh, mát và điều hòa môi sinh.Nhờ bàn tay khéo léo chăm sóc của những người bảo vệ đền mà cây cói luôn sai trĩu quả, cá đầy ao.Vườn đền từ xưa tới nay luôn là nơi trú ngụ của các loài chim. Ngày 20 tháng 4 năm 2012, bất ngờ có một đàn chim lạ, trên lưng lông màu nâu xám, phía bụng và một phần cánh màu trắng, mỏ màu nâu, dài và nhọn khoảng 200 con về trú ngụ qua đêm trên các cành cây cổ thụ trong khu vực đền.

Mặc dù có rất nhiều người dân tới thăm nhưng đàn chim vẫn bình thản, không tỏ ra sợ hãi. Có câu “đất lành chim đậu” nên sự kiện này được người dân địa phương cho là điềm lành nên ngay sau khi đàn chim lạ bay về, chính quyền địa phương đã phân công lực lượng bảo vệ an toàn cho đàn chim. Nhân dân địa phương mong rằng, đàn chim đó sẽ thường xuyên bay về đây trú ngụ, làm đẹp thêm cảnh quan di tích. Đến khoảng 6h sáng ngày hôm sau, đàn chim đã vỗ cánh bay về phương Nam.Năm 2010, ngôi đền được trùng tu tôn tạo và nâng cấp một số công trình,hạng mục, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và đền có cảnh quan như hiện nay với đầy đủ hạ điện, bái đường, thượng điện, hậu cung.Nghi môn đền Cả được tạo nên bởi 4 cột nanh xây theo kiểu bệ vuông thót đáy. Hai cột nanh giữa cao hơn hai cột nanh ngoài, trên đỉnh đắp 4 con chim phượng chụm đuôi lại tạo dáng giống như một đóa hoa đang hé nở, đầu chim quay về tứ phía. Ngoài cổng đều được khắc chữ Hán.

den-ca-nhan-thanh-yen-thanh-01

Trải qua biến thiên của thời gian, chiếc bình hương vẫn giữ được nước đồng sáng bóng.

Trên vòm chính của cổng có ghi 3 chữ Hán: Huân Cao Từ (đền cao thượng, giúp nước hộ dân).
Trong quan niệm của cha ông ta, qua nghi môn sễ đến tắc môn, dùng để ngăn chặn tà khí từ phía bên ngoài vào.Tắc môn được làm theo kiểu một bức cuốn thư ,trên đỉnh bức cuốn thư đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Sân đền trước đây là xưởng sản xuất vũ khí của liên khi IV,ngày nay được làm bằng đất nện.Toàn bộ kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống . Phía trước 2 cột hiên nhà bái đường.Một trong những đặc điểm nổi bật của di tích đó là kết cấu và nghệ thuật trạm khắc trang trí trong đền với những mảng đề tài tứ linh, tứ quý.

Về kết cấu của nhà Thượng điện, khung nhà được làm bằng gỗ lim, hệ thống cột (8 cột) nối kết với các vì kèo, xà, hạ, bằng các mộng, sàm vừa chắc, vừa khít. Về kiểu dáng, kiến trúc kiểu tứ trụ, giá chiêng, kẻ chuyền. Căn cứ vào kiểu dáng kiến trúc và nét chạm trổ ở di tích thì nhà Thượng điện được làm vào thời Nguyễn.Một nét độc đáo nữa ở công trình nhà Bái đường là tất cả các cột đều được kê trên 2 lớp, dưới là đá tảng và cột là trụ bồng tiện thành 2 lớp tròn, con tiện dưới phình to hơn con triện bên trên, tạo sự duyên dáng, nhẹ nhàng và thanh tao cho kiến trúc của đền. Cột kê kiểu con tiện này hiện nay rất ít gặp trong các đền, đình, chùa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.Nhà bái đường được bố trí đơn giản, không cầu kỳ, dược chạm khổ hình long phượng với nhiều nét hoa văn tinh xảo thể hiện sự tài năng cũng như sức mạnh của nhuwnngx con vật thiêng trong dân gian : long,ly, quy, phượng.

Trước đây Đền Cả có 2 chiếc kiệu rồng, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội của đền không tồn tại nữa, kiệu chỉ còn lại 12 chiếc đòn kiệu (6 dài, 6 ngắn) được gác trên nhà Bái đường.Phía sau nhà bái đường là huậ cung, tường dắ và nhà thiêu hương.Những công trình này có kết cấu liên hoàn với nhua bao quanh một cái san lộ thiên tạo thành khuôn viên đẹp, bố trí hợp lý, với không gian vừa kín vừa mở.

Nhà Hậu cung cũng là tòa nhà duy nhất còn lại của ngôi đền cũ, được bố trí nằm ở sau cùng của di tích, có diện tích là 39m2, dài 7,8m, rộng 5m.Nhà Hậu cung mái lợp ngói âm dương, bờ nóc trước đây có đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt nhưng nay đã bị hỏng nên được đắp thẳng chỉ có bờ giải là đắp nổi hình rồng. Trên đốc nhà phía trước được các nghệ nhân tạo dáng rất công phu. Đỉnh nóc đắp hình rồng, hai bờ giải tạo gờ chỉ chạy song song từ trên nóc xuống, đường nét sắc sảo. Chính giữa phần vỉ ruồi của đốc nhà đắp nổi hình rồng cuộn mây. Thân hình rồng uốn lượn, hai chân choãi ra ôm trọn vỉ ruồi. Phía dưới hai góc hai bên đắp nổi tượng long mã trong tư thế dang chân phía trước sau, chân cao, chân thấp, đầu hướng về phía trước và tượng rùa đội bông hoa sen càng làm tăng thêm vẻ đẹp mềm mại và sự linh thiêng.

Nhà Hậu cung gồm có 3 gian 4 vì, làm theo kiểu tứ trụ, khung nhà được làm bằng gỗ lim, nối kết với các vì kèo, xà, hạ bằng các mộng sàm chắc khít. Cũng như Bái đường, các xà, hạ, câu đầu được bào vát thân, các kẻ đầu dư được chạm nổi hình long vân, các cột được kê trên con tiện. Để tạo thêm sự tĩnh lặng, nghiêm trang cho nhà Hậu cung, phần nội thất được ngăn làm hai phần:Phần ngoài để trống, phần trong để hệ thống bàn khoa, được cọi là cung cấm.

Một đặc đáng chú ý ở kiến trúc nhà Hậu cung là từ hệ thống cửa bàn khoa đến các đường xà, câu đầu, ván ấm, ván mê, rường, cốn mê đều được các nghệ nhân chạm khắc rất cầu kì, rất ít gặp ở các di tích. Ở mỗi ô cửa được chạm khắc một đề tài khác nhau, các con vật trong bộ tứ linh: long, ly, quy, phượng và các loài cây trong tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai hòa quyện vào nhau trông thật hấp dẫn và linh thiêng. Hai đố đứng ở hai bên cửa chạm hình hoa sen, mai, cúc, ô bên trên chạm hai con long mã chầu vào. Trên đường hạ, mặt sau bào vát, mặt trước chạm nổi hình rồng chầu mặt trăng ẩn hiện trong những đám mây dịu dàng và uyển chuyển.

Ở bộ phận ván mê của giá chiêng, chạm nổi hình lưỡng long tranh châu, 2 con rồng vờn nhau cùng tranh châu trông rất dữ tợn, xung quanh là những cánh hoa sen gắn kết với nhau thành một dây hoa. Hai bên bức cuốn mê nâng đỡ hai bên vì kèo chạm nổi hình chim phượng với đôi cánh sải dài, đầu ngẩng cao đang lượn bay. Trên mặt rường của bộ phận giá chiêng chạm nổi hình rồng chầu mặt nguyệt miệng phun mây.

Tất cả đề tài trang trí trên đã tạo thành một bức tranh sinh động làm cho du khách thiết tưởng như mình đang đi giữa chốn cung đình.

Nhà Hậu cung là nơi thờ chính của Đền Cả nên hầu hết các đồ thờ đều được tập trung bài rí ở đây.

Gian ngoài cùng: chính giữa đặt một bàn thờ thấp , cao 0,6m, dài 1,4m, rộng 1,1m được chạm trổ tinh vi. Phần đế chạm nổi 3 đầu rồng lớn, mắt đen tròn, trán dô, mũi phồng, bờm dựng ngược, miệng há rộng, hai chân trước chống nạnh bám vào các dải vân. Xen giữa 3 đầu rồng, 2 bên có hai tượng rồng uốn mình mềm mãi, đầu ngẩng cao đang hướng về phía đầu rồng ở giữa. Phần giữa bào rãnh thành 5 gờ chỉ chạy thẳng, song song với nhau tạo thành 3 ô lồi, lõm. Trên bàn thờ bài trí mâm chè gỗ sơn son thếp vàng, chân quỳ chạm trổ công phu. Phía dưới là tượng rồng, ở giữa chạm tồng chầu mặt nguyệt, hoa thị. Phía trên chạm cánh hoa sen cách điệu, làm thành diềm bao quanh mâm chè. Đây cũng được xem là một mâm chè cổ, chỉ có ở Đền Cả Nhân Thành.

Hai bên bàn thờ đặt 2 bát hương sứ và hai lọ hoa. Sát bàn thờ ở phía 2 bên là 2 giá binh khí là loại đồ thờ mô phỏng vũ khí của các vị thần đã dùng để chiến đấu. Trên giá là 4 chiếc biển gỗ sơn son cả hai mặt đều khắc chữ Hán, xung quanh có trang trí hoa văn. Nội dung của 4 tấm biển là:Cao Minh, Tĩnh Túc, Anh Linh, Gia Tường.Trên hương án được bài trí rất bài bản, chạm trổ công phu mà khi nhìn vào ai cũng ngạc nhiên bởi bức tranh hoàn hảo ấy. Nhìn vào đường nét chạm trổ, cách bố cục các con vật thể hiện trên hương án có thể khẳng định rằng, với trình độ kỹ thuật hiện nay các nghệ nhân dường như sẽ khó có thể thực hiện thành công tác phẩm điêu khắc này.

Phía sau đặt 3 ngai thờ, trong long ngai có ghi vị hiệu của các vị thần:

+ Ngai giữa: Bản xứ hùng giám, thông minh chính trực, hiển uy dụng anh linh đại vương Hoàng Tá Thốn – một vị tướng có công trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, mang lại thái bình cho đất nước, cho dân tộc ta. Không chỉ có vậy, ông còn có công lớn trong việc chiêu dân, khai khẩn đất đai, lập làng, mở trường dạy học, dạy cho dân biết làm ruộng,…

+ Ngai bên trái: Bản cảnh thống lĩnh, duệ trí anh linh nguyên tặng dực bảo trung hưng linh phù gia tặng đôn ngưng thần.

+ Ngai bên phải: Bản cảnh Thành hoàng chính trực duệ trí sắc phong dực bảo trung hưng linh phù tôn thần.

Trong cùng đặt một hương án cao hơn so với những hương án khác và được chạm trổ đơn giản hơn. Trên hương án đặt ngai và khám của Cao Sơn – Cao Các. Trong lòng khám có ghi thần hiệu: “Cao Sơn – Cao Các, long can Hoàng đạo, trợ quốc khai cương thần vụ thông minh, duệ trí, tôn chủ duệ hiệu, lịch triều phong tặng tôn chủ mĩ tự, hiển linh đôn tịnh hùng tuấn trác vị dực bảo trung hưng thượng đẳng tôn thần”.

den-ca-nhan-thanh-yen-thanh-03

Ngôi đền cổ là nơi hội tụ linh khí của một vùng đất rộng lớn. Năm 2006 đền Cả đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.

Ngai thờ Cao Sơn Cao Các được làm theo kiểu chân quỳ, đế ngai bốn mặt được chạm trổ các đề tài quen thuộc như rồng, phượng, cúc, mai, mây. Toàn thân ngai có chỉ có 3 đố, đố sau to, hơi khum, 2 đố bên dẹt, uốn cong vòng cung, cả hai mặt trong và ngoài được chạm cảnh cá chép hóa rồng đang trườn lên, miệng há to như đang ăn mồi, phía trên là hình rồng trong tư thế lao xuống, miệng phun nước tạo thành một dòng nước xoáy tròn. Các con vật đang đùa trong trời mây, non nước trông mới đẹp làm sao. Tay ngai là một thanh gỗ tròn hơi to, chạm trổ công phu, uốn cong ra phía trước thành hình vòng cung, hai đầu tay ngai là hai hình đầu rồng vươn cao, miệng ngậm hạt châu, bờm bay về sau. Ngai cũng là một trong những hiện vật độc đáo nhất và là một trong những đồ thờ cổ quý hiếm được lưu giữ tại đền.

Bài trí trên gian phải: Gian bên phải chỉ đặt một hương án dát sau tường bằng gỗ sơn son, chạm trổ đơn giản. Hương án cao 1,1m, rộng 0,8m, dài 1,2m. Trên hương án đặt một ngai thờ và 2 mục chủ sơn son thếp vàng. Phía trước đạt lư hương bằng sứ và 2 bên là hai cọc sáp bằng đồng. Chính giữa là ngai thờ Tướng công Pháp độ Trần Quốc Duy.

Nhìn một cách tổng thể, Đền Cả xã Nhân Thành là nơi còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật với nhiều thể loại như hương án, bàn thờ, khám thờ, ngai thờ, lư hương, cọc sáp, tượng, mâm chè… với nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đá, sứ, đồng… . Tổng cộng trong đền còn cơ 253 hiện vật với 9 nhóm chất liệu (gỗ, đá, sứ, đồng, giấy, vải, da, nhôm, sắt).

Đền Cả không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Trước đây, lễ hội Đền Cả được tổ chức vào ngày 15/1 gọi là lễ tế khai xuân và ngày 15/6 gọi là lễ tế cầu phúc. Đây được xem như hai kì lễ trọng của đền để tưởng nhớ công ơn của các vị Thành hoàng làng và ôn lại những nét đẹp về truyền thống văn hóa – tín ngưỡng của một vùng quê mang đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ. Trong ngày lễ, nhân dân các làng tổ chức lễ rước kiệu trang nghiêm, trịnh trọng từ các đền, chùa, miếu quán trong vùng về đền Cả.

Trong nghi thức lễ tế thần, các quan viên chức sắc địa phương đều đến thắp hương, tiến cúng các lễ vật gồm có lễ tam sinh, hoa quả và hiến tửu, hiến trà. Ngoài ra, dân làng còn tổ chức diễn văn nghệ như hát chầu văn, hát bội, và các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chọi gà, cờ người, cờ thẻ, bơi thuyền. Không khí lễ hội diễn ra sôi động cả một vùng. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội ấy đã không duy trì nữa mà chỉ được tồn tại dưới hình thức dâng hương tưởng niệm.Với những giá trị nổi bật đó, năm 2013, Đền Cả được đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.Ngày nay, ngôi đền được nhiều du khách gần xa ghé thăm.

Yenthanh.alltours.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *