Nói đến xứ Nghệ người ta nhắc tới truyền thống hiếu học và khoa bảng bởi bao đời nay, tinh thần ấy vẫn luôn được phát triển và trở thành một tỉnh luôn dẫn đầu về học tập trong cả nước. Thời xưa có Bạch Liêu (một số tài liệu ghi là Bạch Liên) một vị trạng nguyên đầu tiên của khoa thi xứ Nghệ nổi tiếng bởi sự tài năng và lòng nhân từ.Trạng nguyên Bạch Liêu sinh năm 1236 quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu (nay thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) nay là xã Mã Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, mất năm 1315.Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước, Cha làm nghề dạy học, bốc thuốc, là người “tích phúc truyền gia”, lấy nhân nghĩa làm gốc.
Thửa nhỏ Bạch Liêu nổi tiếng thần đồng: 6 tuổi biết đọc, 7 tuổi biết làm thơ, 8 tuổi làm được văn bài, 15 tuổi tiếng tăm vang lừng khắp quận huyện. Tương truyền “Ông có trí nhớ dai chẳng ai bằng, có cặp mắt lóng lánh, nhãn quan thần lực đọc sách 10 dòng trong nháy mắt”. Ông đỗ trạng nguyên đời vua Trần Thánh Tông năm 1266, là vị tổ khai khoa của xứ Nghệ nhưng không ra làm quan và lại làm môn khách giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trấn giữ Nghệ An.Trong lần vinh quy bái tổ,được dân ca tương truyền viết thành lời thơ như sau:
Trạng nguyên đệ nhất tam khôi
Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng
Mũ rồng áo tía vua ban
Lọng xanh đi trước, lọng vàng theo sau…
Với tư cách là một quân sư, ông đã giúp Trần Quang Khải thảo ra kế hoạch về tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam (gọi là Biến pháp tam chương) góp phần quan trọng trong việc đánh thắng quân Nguyên Mông. Ông được cử theo đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên, bằng trí tuệ uyên bác và tài ngoại giao, ông đã góp phần thiết lập quan hệ ngoại giao hoà hiếu giữa 2 nước.Dù nhiều lần được nhà vua trọng thưởng, nhưng ông đều từ chối, muốn lui về cuộc sống bình dã cùng nhân dân.
Khi tuổi đã cao, ông về quê mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân .
Khi Bạch Liêu mất dân làng đều xây đền thờ phụng; triều đình phong ông làm Phúc thần, hiệu là Dương cảnh thành hoàng đại vương. Hiện nay tại đền thờ ông ở làng Nguyễn Xá, huyện Yên Thành, Nghệ An vẫn còn lưu giữ đôi câu đối:
Sinh tiền bất dĩ Đông A đế,
Một vị năng vi Nguyễn Xá thần.
Nghĩa là:
Sống không nhận quan tước của vua Trần,
Chết làm phúc thần của làng Nguyễn Xá.
Từ đó đến nay, ngót mấy trăm năm, qua bao lần trùng tu, nhà thờ Bạch Liêu không còn nguyên vẹn như ngày trước nhưng những giias trị mà đền thờ để lại quan trọng đối với địa phương và đất nước.Bên trong toà nhà thoáng mát là toà thượng, nơi thờ cúng thâm nghiêm. Phía trên đường hạ nhà thờ có treo biển gỗ kẻ 4 chữ nho sơn son thiếp vàng “Trạng Nguyên cập đệ”. Hai bên có treo đôi câu đối, ca ngợi vị Trạng nguyên Bạch Liêu – người đỗ đầu tiên khoa bảng được ghi trong sử sách và nhà thờ. Đây là nhà thờ chính của họ tộc:
Long thủ giáp khoa danh tại sử
Hương Sơn (núi Lam Thành) đỉnh tộc miếu ư gia
Bên trái nơi thờ chính Trạng nguyên Bạch Liêu có bàn thờ vọng Thượng tướng quân Trần Quang Khải thời Trần. Nhà thờ còn lưu giữ được chuông đồng, lư hương đồng và nhiều đồ tế khí có giá trị.
Sinh thời, trạng nguyên Bạch Liêu chọn chân núi Hồng Lĩnh làm nơi an dưỡng , nơi này có địa thế tươi đẹp,dưới chân núi Hồng Lĩnh phía trên là ngọn Hương Tích có chùa Hương nổi tiếng.nên theo nguyện vọng của
Hiện nay, con cháu của dòng họ Bạch đã chuyển lăng mộ của ngài từ Yên Thành vào táng trước chùa Hương Tích huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trước bia mộ có khắc dòng chữ ghi rõ khoa danh và sự nghiệp của ông trạng Bạch Liêu.
“Trần triều trạc thủ nguy khoa danh quốc trạng Bạch tộc nhưng lưu huyết mạch sự tại sử xanh”
Ngày nay, khi về Mã Thành, nhiều người đều muốn tới đề thờ trạng nguyên thắp nén hương thơ cảm tạ công lao của ngài vì dân vì nước, cũng là tấm gương sáng về danh đức và tài năng để con cháu noi theo.Hãy tiếp tục hành trình về xứ Nghệ với vé máy bay giá rẻ đi Vinh và được hỗ trợ xe đưa đón sân bay Vinh về huyện Yên Thành nhé.