“Cây có rễ, nước có nguồn”, hướng về tổ tiên là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Với vùng đất Yên Thành, nơi lưu giữ nhiều giá trị lễ nghi, những di sản văn hóa gắn liền với lịch sử bao đời. Trong đó, đặc biệt vùng đất này là nơi khởi nguyên của nhiều dòng họ,nổi bật nhất là dòng họ Nguyễn Công đại tôn. Hãy cùng vé máy bay giá rẻ đi Vinh đồng hành cùng các bạn trong chuyến đi tìm hiểu về lịch sử Yên Thành trên chuyến xe đưa đón sân bay Vinh.Nhà thờ họ Nguyễn Công Đại tôn là một công trình kiến trúc cổ ở làng Tràng Kè hay làng Trụ Pháp, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành. Nhà thờ do con cháu họ Nguyễn Công xây dựng để thờ các vị tiên tổ có công với nước với dân và dòng họ, tiêu biểu là các ông Nguyễn Công Hàng tức Trần Hàng, Nguyễn Công Phụ, Nguyễn Ứng, Nguyễn Ngoạn,…
1.Lịch sử dòng họ
Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất là Cụ Nguyễn Công Hàng tức Trần Hàng, có tài liệu chép là Trần Hãng hay Trần Hằng, người có công đầu tiên trong việc khai phá điền địa, chiêu dân lập ấp ở làng Tràng Kè – Trụ Pháp. Theo Gia phả họ Nguyễn Công Đại tôn thì cụ Nguyễn Công Hàng vốn gốc họ Trần, hiện nay không rõ năm sinh, năm mất, cụ quê ở làng Sơn Tiêu, huyện Mười Trang, tỉnh Sơn Tây cũ, là con của một quan đại thần dưới triều vua Trần Dụ Tông. Cụ là một người học rộng, hiểu biết nhiều, túc trí, đa mưu, luôn hết lòng phò vua giúp nước.
Lúc bấy giờ tình hình đất nước rối ren, vương triều đảo lộn, Hồ Qúy Ly dời đô về Thanh Hóa, lập cơ đồ riêng lập mưu cướp ngôi nhà Trần. Với tấm lòng trung quân ái quốc, một lòng vì giang sơn xã tắc nhà Trần, Trần Hàng cùng các quan đại thần tổ chức họp kính mưu đồ giết Hồ Quý Ly. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, hầu hết các quan đại thần bị bắt, bị giết hết, cụ và một số ít quần thần trung thành may mắn thoát chết. Nói về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “Hơn 370 người bị giết cả, tịch thu gia sản… lùng bắt dư đảng đến mấy năm không thôi, người quen chỉ biết nhìn nhau bằng mắt, không dám nói chuyện với nhau”.
Trần Hàng cùng một số ít quần thần trung thành với nhà Trần may mắn thoát chế. Cụ kịp thời mang 4 người con trai chạy vào mảnh đất xứ nghệ. Đến mảnh đất Tràng Kè thuộc huyện Yên Thành , thấy vùng núi non trùng điệp, thuận tiện cho mai danh ẩn tích, đã quyết định dừng lại ở đây xây dựng cuộc sống mới, đồng thời đổi họ Trần thành họ Nguyễn, vì thế mà có tên là Nguyễn Công Hàng.Đến đây,cụ cùng các con quyết định khai phá điền địa, chiêu dân lập ấp, mở mang đồng ruộng.Sau này một số dòng họ khác mới về đây tiếp tục khai phá.Vì thế, Cụ Nguyễn Công Hàng – Thủy tổ của dòng họ Nguyễn Công đã trở thành vị thần khai canh sớm nhất của vùng đất này. Sau khi cụ mất, dân làng đã tôn cụ làm Thành hoàng làng và lập đền thờ có tên là Đền Đệ Nhất. Nhưng do chiến tranh tàn phá nên đền đã bị hư hỏng nặng, đến năm 1994 đã được con cháu và nhân dân tôn tạo lại và thường xuyên thắp hương để tưởng nhớ công ơn vị Thủy tổ của vùng đất Tràng Kè – Trụ Pháp.
Thứ hai là ông Nguyễn Công Phụ cháu nội của cụ Nguyễn Công Hàng. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, lại lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị giặc Minh đô hộ nên ông đã sớm ý thức được trách nhiệm với đất nước. Vốn là người thông minh, hiếu học, giỏi võ nghệ nên khi nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn – Thanh Hóa, ông đã cùng một số trai tráng trong làng tình nguyện gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và hăng hái chiến đấu chống giặc. Ông là một trong những vị tướng giỏi, có công phò Lê Lợi, lập nhiều chiến công.Sau khi ông mất, con cháu họ Nguyễn Công đã làm văn chiêu hồn cho ông ở Xương Giang và lập lăng mộ ở đập Cây Gạo, thuộc xóm 12 xã Mỹ Thành.
Nhân vật thứ 3 là ông Nguyễn Ứng, hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Nguyễn Công. Ông Nguyễn Ứng sinh năm 1902 tại làng Tràng Kè – Trụ Pháp, xã Vân Đội, tổng Vân Tụ, huyện Yên Thành. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước,lại lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.Dưới ánh sáng của Đảng, ông tích cự tham gia nhiều phong trào cách mạng. Nguyễn Ứng là một trong những hạt giống đầu tiên gieo mầm cách mạng trên quê hương Yên Thành.Sau này, ông là bí thư huyện ủy đầu tiên của huyện và là một trong những chiến sỹ tiên phong của Đảng bộ huyện thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Nhân vật cuối cùng được nhắc đến là ông Nguyễn Ngoạn, cùng là hậu duệ đời thứ 18 họ Nguyễn Công. Ông sinh năm 1895 tại làng Trụ Pháp, xã Vân Đội, tổng Vân Tụ, huyện Yên Thành trong một gia đình có truyền thống yêu nước và đã được cha anh dìu dắt nên ông sớm giác ngộ cách mạng.Ông tích cực tham gia vào phong trào cách mạng lúc bấy giờ, là một trong những đảng viên đời đầu tại huyện yên Thành lúc bấy giờ.Sau này, ông bị thực dân Pháp bắt và giết chết tại Tràng kè cùng nhiều chiến sĩ cộng sản khác.Tên tuổi ông được ghi danh tại di tích lịch sử Kẻ Tràng.
Trải qua hơn 600 năm kể từ khi Thủy tổ Nguyễn Công Hàng quyết định chọn vùng đất Tràng Kè – Trụ Pháp làm nơi định cư cho con cháu, họ Nguyễn Công đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Bên cạnh những nhân vật tiêu biểu đã nêu ở trên, họ Nguyễn Công còn có những chiến sỹ cộng sản kiên trung tích cực hoạt động cách mạng như Nguyễn Tần – Ủy viên Ban chấp hành Huyện ủy Yên Thành thời kỳ 1930 – 1931 đã 2 lần bị thực dân Pháp bắt và lưu đày ở nhà lao Vinh và Lao Bảo, Nguyễn Chế, ông Nguyễn Duẩn, Nguyễn Úy,Nguyễn Đồng… là đảng viên Đảng cộng sản bị bắt và tra tấn, tù dày nhưng vẫn trung thành với Đảng.
Ngoài chức năng là nơi thờ tự, Nhà thờ họ Nguyễn Công Đại tôn cũng như nhiều Nhà thờ họ khác trên địa bàn huyện Yên Thành cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Từ năm 1926 đến năm 1929, Nhà thờ Nguyễn Công Đại tôn là nơi thành lập và hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Yên Thành do các đồng chí Nguyễn Liêm, Nguyễn Ứng, Nguyễn Ngoạn làm lực lượng nòng cốt.Nhà thờ cũng là địa điểm tổ chức các cuộc họp bí mật của chi bộ đảng Yên Thành, nơi in ấn tài liệu, tờ rơi…
2.Nhà thờ họ Nguyễn Công
Nhà thờ Nguyễn Công Đại tôn là một công trình kiến trúc cổ ở làng Tràng Kè – Trụ Pháp, được xây dựng trên một vùng đất rộng lớn, bằng phẳng. Xưa kia, xung quanh Nhà thờ là vùng rừng núi rậm rạp, là nơi thung lũng giáp Động Cao, cách Quốc lộ 7 gần 1km, ít người qua lại và là nơi tiếp giáp với nhiều huyện. Ngày nay, phía sau Nhà thờ là đồi núi, phía trước là ruộng đồng, hai bên là khu dân cư đông đúc.
Khuôn viên Nhà thờ có tổng diện tích là 1498m2, gồm các hạng mục công trình là cổng, sân, vườn, nhà Hạ điện, nhà Trung điện và nhà Thượng điện.
Từ cổng đến sân là Nhà thờ là một con đường được làm bằng gạch đất nung màu nâu.Giữa sân là 1 tắc môn hình chữ nhật vát góc ở phía trên, phía ngoài được xây gờ chỉ ở giữa nhà trang trí một con con hổ màu vàng đắp trong tư thế ngồi trấn giữ Nhà thờ, đồng thời thể hiện rõ vai trò của một tắc môn là ngăn ngừa các thế lực đen tối xâm hại khu vực thờ tự.
Xung quanh Nhà thờ là một khu vườn rộng, trong vườn trồng một số cây cảnh và một số cây ăn quả nhằm tạo màu xanh mát, và không khí trong lành, thoáng đãng cho di tích.
Nhà Hạ điện được xây dựng từ thời Nguyễn, nhà gồm 3 gian, 2 hồi, xây kiểu tường hồi bít đốc. Khung Nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, mái rải rui, hoành, xà, thượng lương. Nhà gồm có 4 vì kèo kiểu tứ trụ, thiết kế theo kiểu cột trốn. Cột trốn được đặt trên quá giang nhằm tạo cho lòng nhà được rộng hơn.Trên kiến trúc gỗ, các nghệ nhân đã dùng kỹ thuật bào trơn, xoi chỉ. Các bẩy đã được sử dụng kỹ thuật chạm nổi đề tài mây, dây hoa theo mô típ truyền thống. Nhà Hạ điện có chức năng là nơi để tiếp khách và hành lễ nên không được bài trí, sắp xếp đồ tế khí mà chỉ để hai bộ bàn ghế ở hai gian ngoài để cho du khách và nghỉ ngơi trong lúc chờ làm lễ. Phía sau nhà thờ để thông với sân lộ thiên để đón ánh sáng vào nhà.
Nhà Trung điện được xây từ thời Nguyễn là nơi thờ các vị tiên thổ họ Nguyễn Công thuộc từ đời thứ 5 trở lại đây.Ngoài ra, ở gian giữa nhà Trung điện còn trưng bày câu mật khẩu “Hoàng thị” viết bằng chữ Hán trên giấy trắng. Đđược biết, đây cũng là mật khẩu để các chiến sĩ chúng ta lúc bấy giờ nhận biết nhua, kể cả con cháy trong dong họ không biết mật khẩu cũng không được vào.
Nhà Thượng điện là công trình kiến trúc quan trọng cuối cùng trong Nhà thờ, được xây từ thời Nguyễn và được tôn tạo lại vào năm 1999. Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, trên bờ nóc cũng được đắp trang trí hình lưỡng long chầu nguyệt, 4 góc mái trang trí hình đầu đao cách điệu hình rồng với những nét đắp tinh xảo càng làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính cho di tích.Phía trước thềm có đặt tượng của 2 vị hộ pháp. Nhờ sự khéo léo và kỹ thuật đắp, vẽ tượng của các nghệ nhân mà 2 tượng Hộ pháp được tạo nên rất đẹp, rất sinh động và có hồn.
Thượng điện là nơi thờ các vị tiên tổ họ Nguyễn Công từ đời thứ nhất đến đời thứ 3. Giữa nhà đặt một hương án bằng gỗ mít. Trên hương án đặt một khám thờ bằng gỗ lim có đặt 2 bộ long ngai bài vị bằng gỗ lim.
Nhà thờ chính là nơi thờ phụng và sinh hoạt văn hóa của con cháu họ Nguyễn Công.
Hằng năm, cứ vao ngày 12 tháng giêng, con cháu dòng họ Nguyễn Công đại tôn dù ở bất cứ đâu cũng tập trung về nhà thờ tế lễ, dâng hương cảm tạ công ơn tổ tiên.Trong ngày lễ có 2 phần Lễ và hội.Không chỉ là nơi thờ cúng.Đây còn là dịp để con cháu gần xa gặp nhua, thắt chặt tình đoàn kết.
Mặc dù di tích đã có lịch sử hơn một thế kỷ song đến nay vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Với những giá trị to lớn đó, năm 2011, Nhà thờ đã được công nhận xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp tỉnh , là niềm tự hào của con cháu dòng tộc hi nhớ về cội nguồn, tiên tổ.