Cứ tầm tháng 8, khi những cơn mưa mùa hạ kéo về kèm theo dông bão thì cũng là mùa bắt chuột đồng ở Yên Thành.Người vùng khác gọi mùa mưa là “quê em mùa nước nổi” thì người Yên Thành lại nói vui với nhau ” quê em mùa chuột nổi”.Không phải ngẫu nhiên mà câu nói đó được nói ra bởi theo quan sát lối sống, tập tính của loài chuột, chúng thường đào hang bên bờ ruộng, ăn lúa, ngô, khoai ngoài đồng. Đặc biệt, khả năng đào bới và ngửi mùi của chúng rất nhạy.Thế mới nói, sau mỗi mùa gặt, người ta tìm thấy những ổ lúa xanh, lúa chín, nhìn thấy cả một đàn chuột con trên đó.Chuột là động vật ăn tạp nên chúng không những phá hoại mùa màng mà còn gây ra nhiều tai họa, có mùa trở thành đại dịch. Hợp tác xã phải vận động quần chúng nhân dân ra đồng diệt chuột, tất cả lớn bé đều thu mua hết. Thế là cả làng cùng nhau diệt chuột, vừa bảo vệ mùa màng, vừa có tiền. Thời ấy nếu tôi nhớ không nhầm thì 200 đồng một đầu hoặc đuôi chuột.

Săn chuột trên cánh đồng sau mùa gặt
Quay về với mùa nước nổi. Quê tôi yên Thành là thế, cứ đến mùa lũ người dân lại lo ngay ngáy, nước lên ngập cả ruộng đồng, có khi cả mùa trông chờ vào hạt lúa cuối cùng ông trời lấy đi hết, thế nên nghèo vẫn cứ nghèo.Nhưng đây cũng là mùa mà không phải ai cũng ngồi trong nhà tránh lũ.Những tốp thanh niên, người lớn, trẻ con người cầm bì, cầm cuốc, cầm gậy đi săn chuột. Cái đặc tính của chuột rất gét mùa mưa. Chúng phải trốn tra khỏi hang, ngoi lên mặt nước để thở.Ở quê tôi có nhiều rừng tràm lắm, thế mà cả mấy trăm gia đình chuột kéo nhau lên cây tránh bão.Chúng kêu chít chít đến rợn người.
Tôi là đứa sợ chuột, mỗi lần thấy chuột là mắt nhắm nghiền, la hét, ấy thế mà lại là cái thú vui bắt chuột của bố và anh trai . Mỗi khi mưa tạnh, máy gia đình trong xóm lại rộn ràng như hội đi ra đồng, tập trung thành từng nhóm 10 người để hỗ trợ nhau.Những con chuột đồng mùa này sau khi đã ăn hết bao nhiêu thóc lúa, chúng béo múp, mỡ màng, con nào đi trên cây thì cành cũng phải cong.

Săn chuột mùa nước nổi
Cái công việc bắt chuột phân công người phải rõ ràng, không phải mạnh ai người nấy làm.Theo kinh nghiệm của dân Yên Thành thì phải chia người cầm vì chuột, người cầm gậy, người đào đất… một cách khoa học thì khi đó mới bắt được nhiều.Cái ánh mắt lúc mà bắt được chuột của mọi người trông thật vui sướng, như một chiến tích của các chiến binh thắng trận vậy. Khi thấy một con chuột trú trên cành,một người leo trèo, rung lắc cây để chúng sợ hãi mà rơi xuống. Nhân lúc chúng rơi xuống nước, những người còn lại lấy gậy đập vào đầu nó. Do đánh mạnh, lũ chuột không có sức để bơi nên bị tóm cổ, cho vào bì.Không chỉ có người lớn mà đất lúa còn có những đội thợ săn nhí nhưng trình độ không kém cha ông mình, thành quả mang về cũng ngang ngửa.

thui chuột trên rơm sau khi lột da
Sau những buổi đi săn khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, mọi người bắt đầu về và sơ chế chuột.Chúng được sơ chế, lột sạch da, bỏ đầu và ruột rồi chế biến thành những món ăn được xem là hảo hạng ở đất Yên Thành.Ngoài bắc có món cầy thơ 7 món thì người dân nơi đây có thể làm ra 36 món thịt chuột kể ra nó giống như 36 kế của Binh pháp tôn tử của Trung Quốc.Khả năng sáng tạo của người dân quả là phi thường với món chuột rô ti, chuột nướng, chuột giả cầy, chuột nướng, áp chảo…món nào món nấy ngon phải biết.Để nói về hượng vị của món chuột đồng,đó là một mùi vị khó tả, bởi thịt được ướp với sả muối cùng các loại gia vị nên khi nấu thơm ngon đậm đà. Ăn vào béo ngậy , dai chắc, miếng thịt ngọt, thơm mùi của đồng quê.

Thịt chuột khi đã chế biến
Ngày nay, cái món chuột đồng của vùng quê nghèo đã thành một thương hiệu mà khi ai hỏi quê bạn có đặc sản gì, những người dân nơi đây tự tin nói thịt chuột. Dù cả người nghe và người nói cùng cười phá lên nhưng trong tiếng cười là niềm tự hào, là nỗi thương nhớ và khao khát được trở về, hòa mình vào không khí bắt chuột, được tự tay làm món mà mình yêu thích.Chính cái nỗi nhớ nhung ấy mà tôi nhớ lại câu ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Mùa chuột đồng, cùng bạn bè ngồi nhâm nhi chén rượu, ăn miếng thịt tươi ngon, đậm đà hương vị đồng quê, ngồi tâm sự hàn huyên mà gắn bó thêm tình làng nghĩa xóm.Dù ngoài kia nước còn nổi, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chỉ cần bên nhau như thế này đối với người dân nơi đây cũng quý lắm rồi.Tình quê là thế bao giờ cũng đong đầy, ngay cả trong câu nói, thân thương, mộc mạc và giản dị, chất phác vô cùng.
Ăn không hết, người dân mang ra chợ bán, mỗi ngày có thể được 200 đến 300 nghìn đồng, được nhiều người săn đón.Nếu ai muốn được một lần thưởng thức 36 món chuột, hãy cùng vé máy bay giá rẻ đi Vinh để một lần biết được món chuột đồng ngon thế nào.Cứ đi và cảm nhận, xe đưa đón sân bay Vinh sẽ đồng hành cùng bạn trên chặng đường khám phá đó.