Một trong những truyền thống trở thành niềm tự hào của nhân dân Yên Thành đó là vùng đất giàu truyền thống hiếu học và khổ học. Tuy dân nghèo, đất xấu nhưng tinh thần ham học lại không chịu thua người. Chỉ tính riêng dưới các triều đại phong kiến đã có gần 20 vị đại khoa, trong đó có 4 Trạng nguyên, 3 Thám hoa, 2 Hoàng giáp, 5 Tiến sĩ, 4 Phó bảng.

Đền thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc
Trạng nguyên đầu tiên khai hoa cho đất học Xứ Nghệ là Trạng nguyên Bạch Liêu, người Mã Thành, huyện Yên Thành. Và đặc biệt là gia đình có 3 cha con, ông cháu đều đỗ Trạng nguyên mà nhân dân Xứ Nghệ vẫn còn lưu truyền câu ca:
“Một nhà ba Trạng nguyên ngồi
Một gương từ mẫu mấy đời soi chung”.
Hay:
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa
Cha đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà”.
Đó là gia đình họ Hồ ở làng Tam Thọ, xã Thọ Thành với 3 thế hệ đều đỗ Trạng nguyên, ghi danh bảng vàng là: Trạng nguyên Hồ Tông Thốc – cha, Hồ Tông Đốn – con, Hồ Tông Thành – cháu. Hiện tượng một nhà có 3 Trạng nguyên đó là hiện tượng duy nhất trong lịch sử Việt Nam.Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc còn được gọi là Nhà thờ họ Hồ Tam Công được xây dựng để thờ các vị sau đây:
Thứ nhất là Hồ Kha – Thái thỉ tổ họ Hồ, người sinh ra Hồ Hồng và Hồ Cao. Hồ Kha sinh tại Trang Mộng Sơn, ấp Quỳ Trạch, huyện Đông Thành. Lớn lên Hồ Kha di cư lên thôn Nghĩa Liệt, xã Tiên Sinh, tổng Đường Khê, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau lại di cư xuống sách Hòa Hậu – bao gồm cả vùng Quỳnh Lâm, Quỳnh Đôi, Quỳnh Bảng, Quỳnh Hậu hiện nay.
– Thứ hai là Hồ Cao, là Cha đẻ của Hồ Tông Thốc, là người khởi thủy ra họ Hồ Tam Công và là một trong ba người (Hồ Cao, Nguyễn Đạo Huyền và Trần Yết Tâm) có công khai khẩn, chiêu dân lập ấp xây dựng làng Tam Công tức Kẻ Cuồi hay Trang Cuồi, thuộc xã Quỳ Trạch, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An dưới thời nhà Trần, nay thuộc xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông là người tinh thông địa lý, nhận thấy Gò tràm là vùng đât đẹp,có hihf chim phượng đang xòe cánh bay mà cho dựng nhà, chiêu dân lập ấp.
Thứ 3 là Trạng nguyên, Thái phó Đường quận công Hồ Tông Thốc.
Thứ tư là Trạng nguyên Hồ Tông Đốn, con trai của Trạng nguyên Hồ Tông Thốc.
Thứ năm là Trạng nguyên Hồ Tông Thành, con trai của Trạng nguyên Hồ Tông Đốn, cháu nội của Trạng nguyên Hồ Tông Thốc.
Cùng 3 tiến sĩ trong dòng họ là Hồ Đình Trụ, Hồ Đình Trung và Hồ Doãn Văn cùng nhiều thế hệ tiếp nối của dòng họ Hồ Tam Công.

Lễ hội đền thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc
Hồ Tông Thốc là Trạng nguyên, danh thần thời Trần, là người văn chương tài hoa nổi tiếng, một nhà sử học lớn vào loại sớm nhất nước ta, một nhà chính trị, một nhà ngoại giao giỏi. Nói về thơ ca thì trong triêu đình hiện tại không ai địch nổi.Theo Gia phả họ Hồ Tam Công, Hồ Tông Thốc sinh năm Giáp Tý (1324), tại Gò Tràm – thời Trần gọi là Kẻ Cuồi hay Trang Cuồi, thuộc xã Quỳ Trạch, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành. Lúc nhỏ Hồ Tông Thốc có tên là Hồ Giác Thiết và một tên khác nữa là Hồ Tông Xác. Ông là cháu xa đời của Trạng nguyên Hồ Hưng Giật. (Trạng nguyên Hồ Hưng Giật quê ở Triết Giang, Trung Quốc, được phái sang làm Tri châu của Diễn Châu thời Bắc thuộc, có lỵ sở đóng tại làng Quỳ Lăng, thuộc địa phận xã Lăng Thành, huyện Yên Thành).Thửa nhỏ nhà nghèo nhưng thông minh, sáng dạ lại có tính hiếu họ, gia đình cho đi học thầy ở ngoài bắc. Năm 17 tuổi ông đỗ trạng nguyên được bổ nhiệm làm Trung Thư Lệnh, sau này còn giữ chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ, kiêm Thẩm Hình Viện Sứ.Là người có học vấn uyên bác, giỏi thơ văn, có tài ứng đối linh hoạt, ông thường được vua Trần cử giao thiệp với các sứ thần nước ngoài và nhiều lần đi sứ ở Trung Quốc và lần nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa lòng nhà vua và được sứ thần nước ngoài kính nể.Hồ Tông Thốc là người đầu tiên đưa danh xưng Việt Nam với ý nghĩa là Quốc hiệu và ghi tên nước Việt Nam vào bộ sử nước nhà do ông soạn thảo. Ông cũng là người đầu tiên có quan điểm độc đáo, đúng đắn về thời đại Hồng Bàng – cũng tức thời đại Hùng Vương, và mối quan hệ giữa huyền thoại và lịch sử.
Đến khu Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần,ông xin cáo quan về quê nhà ở ẩn.Sau khi từ quan, ông vẫn được phong là Thái Phó, tước Đường quận công. Ông mất tại quê nhà và thọ hơn 80 tuổi.
Ông để lại nhiều áng thơ hay mà cho đến nay được nhiều người nhắc tới.
“Quân bất quân hề, thần bất thần
Như hà miếu mạo tại giang tân?
Giang Đông tích nhật do hiểm tiểu
Hà tích thiêu tiền bách vạn cân?”
Tạm dịch là:
“Vua chẳng ra vua, tôi chẳng tôi
Bên sông miếu mạo để thờ ai?
Giang Đông ngày trước còn chê nhỏ
Tiền giấy sao nay lại vật nài?”.
Với tài năng và công trạng mà Hồ Tông Thốc là niềm tự hào của dòng họ, của quê hương Hồng Lam, của đất nước Việt Nam về truyền thống hiếu học. Hồ Tông Thốc là một nhà văn hóa lớn, nhà sử học lớn.Để tưởng nhớ công ơn của Hồ Tông Thốc và những người đã có những người có đóng góp cho quê hương, đất nước trong dòng họ Hồ, nhân dân đã cho xây dựng đền thờ ở làng Tam Công – Kẻ Cuồi, nay là làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đó là một vị trí đẹp, phía Đông – Nam làng Tam Thọ. Đến thời Lê – Mạc, sau một trận binh hoả tàn phá hết, làng được xây dựng lại. Tên làng Tam Công được đổi thành làng Tam Thọ, thể hiện ước vọng của dân làng muốn quê hương mình được tồn tại bền vững lâu dài mãi mãi. Và Nhà thờ cũng được xây dựng lại. Đến năm 1919, Nhà thờ được trùng tu lại khang trang như hiện nay.Nhà thờ có nhiều hiện vật có giá trị lớn được lưu giữ đến nay Kiến trúc đền giống như bao ngôi đền Việt Nam với những hoa văn tinh xảo được bố trí rất khoa học và công phu đồng thời cũng rất trang nghiêm và tôn kính. Phía trong đền thờ các vị tổ dòng họ cùng Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con cháu khắp mọi nơi về thắp hương tại đền
Hằng năm vào ngày 9, 10 tháng giêng âm lịch hằng năm, dòng họ hồ ở xã Thọ Thành huyện Yên Thành (Nghệ An) lại long trọng tổ chức lễ hội đền thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc để tưởng nhớ về cội nguồn của mình.
Nhiều người con dù ở xa đến đâu cũng cố gắng mua vé máy bay giá rẻ đi Vinh rồi sử dụng xe đưa đón sân bay Vinh để nhanh chóng về đền thờ, thắp nén nhang thơm kính cẩn dâng lên bàn thờ tổ.
Có thể nói, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc là người đã làm vang danh vùng đất học.Với tài năng và tấm lòng của ông mà hiện nay, trên quê hương Thọ Thành, Yên Thành có một ngôi trường mang tên ông, Trường THCS Hồ Tông Thốc. Trên địa phận xã Nghi Phú, thành phố Vinh hiện nay cũng có một con đường dài 2.010m mang tên Hồ Tông Thốc.Ông không chỉ là niềm tự hào của người dân Yên Thành mà đó là niềm tự hào chung của xứ nghệ, của dân tộc Việt Nam