Về với rú Gám- sông Dinh

“Hẹn với nhau rồi mùa trăng này anh sẽ về. Lòng cứ chạnh lòng chưa vẹn tình với lúa. Để rồi nôn nao nhớ nhớ Yên Thành. Nơi đó sông Dinh, rú Gấm tuổi thơ tôi”. Không phải ngẫu nhiên mà lời bài hát “Đẹp sao quê lúa Yên Thành” lòng ta lại nao nao muốn trở lại vùng quê yên bình từ trong câu hát, mộc mạc, giản dị mà rất đỗi yêu thương.

Rú Gám bên cánh đồng lúa tốt tươi

Qua câu hát thôi mà ta đã cảm nhận được tình yêu thương mà những người con xứ lúa nâng niu, trân trọng vùng đất này cùng với những hình ảnh đẹp về rú Gấm, sông Đình.

Tôi- Một người con xa quê đã lâu, dù vậy vẫn một lòng đau đáu nhớ về vùng đất này. Năm nay,đồng hành cùng người bạn đời về quê ăn tết với vé máy bay giá rẻ đi Vinh, lại được phục vụ xe đưa đón sân bay Vinh về tận quê mẹ Yên Thành, cảm thấy lòng vui đến lại. Như những ký ức thân thuộc gắn liền với tuổi thơ, tôi vẫn muốn được ngắm nhìn dòng sông Dinh uốn lượn bên Rú Gám như một thời tuổi trẻ.

“Ngái ngôi chi cũng mơ về rú Gám
Bến bờ nào cũng dội sóng sông Dinh,
Sông Dinh một thuở đôi bờ nhớ
Rú Gám ba tầng mấy dặm thương”…

Rú Gám- Sông Dinh đã trở thành biểu tượng của vùng quê Lúa , đã đi vào thơ ca và là niềm tự hào của bao dòng họ đỗ đạt cao ở Yên Thành.Tôi từng nhớ ông nội thường nói:

Bao giờ rú Gám hết cây,

sông Dinh hết nước , họ này hết quan

Bắt nguồn từ chân dãy núi Trường Sơn đổ về phía đồng bằng, rú Gám – một danh sơn nổi tiếng từ  xa xưa cho đến ngày nay gắn liền với lịch sử của dân tộc, nơi mà cách đây hàng trăm năm đã được chọn để xây dựng đế đô,đã là vùng quần dân tụ họp sinh sống đông đúc. Thời Lê, Lê Long Ngân, con thứ 8 của vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất phía Tây Rú Gám để thành lập lỵ sở Đông Thành.

Một vách núi ở rú Gám

Trên Rú Gám,bên cạnh đền thờ Bạch Thạch đại vương thần (thần đá trắng), còn có miếu thờ Lý Thiên Cương-con của Lý Thái Bảo, một vị nhân thần có công chiêu dân lập ấp khai khẩn vùng Kẻ Gám, về sau ông lên núi tu tiên, dân lập đền thờ.
Rú Gám còn có tên Thứu Lĩnh: Thứu là con chim Thứu, hay còn gọi là chim Phượng vì núi có hình chim Phượng. Lại có tên là Long Sơn, núi Rồng, vì trên rú Gám có dãy núi đá ẩn hiện lưng chừng núi như là thân Rồng.
Có một hiện tượng tự nhiên mà người dân Yên Thành quna sát được từ dãy núi “từ thượng tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 âm lịch hàng năm, nhìn về Rú Gám ta luôn thấy một dải mây chạy ngang hông núi rất đẹp. Và dựa vào hiện tượng thiên nhiên này, người dân các vùng lân cận đã rút ra kinh nghiệm

Mây Rú Gám không dám đi cày
Mù rú Gám không dám ra khơi…

Nó như một tín hiệu báo trước cho người dân về sinh hoạt lao động, giúp cho người dân chú ý hơn về tình hình thời tiết, giúp đảm bảo sự bình an cho mọi người.
Sách “Đông Thành phong thổ ký” của nhà sử học Ngô Trí Hợp viết vào thời Tự Đức (1848-1883) đã liệt mây mù rú Gám vào một trong tám cảnh đẹp của Đông Thành.Ngọn núi hình Rồng, mây vờn trên đỉnh, khung cảnh bao la xanh mát ấy mà bao kẻ yêu núi non thanh tĩnh đã về đây mà lập cư ở ẩn.Đứng trên rú Gám, ta có thể nhìn được toàn bộ cảnh sắc núi nom, những làng mạc nằm bên cánh đồng lúa, những con sông nhỏ tưới mát ruộng làng.

Khung cảnh nhìn từ rú Gám

Rú Gám hiện có gần 150 ha thuộc rừng nguyên sinh đang được bảo tồn ở xã Xuân Thành (Yên Thành), có thảm thực vật đa dạng chung trong đó có nhiều loài gỗ quý được liệt vào sách đỏ.
Trong không gian hùng vĩ, thơ mộng với sông Dinh chạy quanh co bên những ngọn đồi. Sông Dinh bắt nguồn từ các con suối chảy từ vùng đồi núi dốc thuộc các xã Quang Thành, Đồng Thành. Nguồn nước tập trung đổ về Khe Lá rồi hợp lưu thành con suối lớn gọi là Khe Cấy (suối lớn), khe Cấy phần hạ lưu chảy qua Bình Dương (xã Phúc Thành) rồi chảy về làng Kẻ Dền (Văn Thành), Phần cuối dòng đi qua làng Long Hồi- thuộc xã Tăng Thành.
Theo thuyết phong thủy, các kinh thành, trấn lỵ sở xưa thường tự vào thế núi (hổ Phục) và có sông uốn quanh (long chầu) đồng thời nhằm thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy.Khe Cấy chảy từ thượng nguồn rồi uốn lượn bao bọc phía Tây Nam dinh lũy Đông Thành Vương, nên gọi là sông Dinh là vậy. Kẻ Dền đã được ba triều đại phong kiến chọn làm lỵ sở, nhiều thân vương có ý đồ xây dựng nơi đây kiên cố với ý đồ cát cứ xưng đế, vì vậy kiến trúc nội cung và thành lũy phải khá kiên cố, đồng thời đúng cho một kinh thành phải là “trên bến dưới thuyền”, sông mang tên Dinh như vậy là hợp với vị trí lịch sử của nó.

Vào thời kỳ nhà Lê, Bà Trịnh Thị Ngọc Dung con gái của Trịnh Tùng, là vợ thứ hai của Lại Quận Công Phan Công Tích đã dâng sớ xin cho đào kênh để giúp dân chúng vùng tổng Quan Triều khỏi đói khổ vì thiên tai hạn hán. Bà đã huy động dân 5 làng: Kẻ Gám, Kẻ Ngòi, Tích Phúc, vạn Tràng, Điện Yên, Tiên Sơn( tổng Quan Hóa) đào kênh nối tiếp dài gần 4km để lấy nước tưới chủ động cho một vùng rộng lớn hơn 1000ha của 5 làng nói trên.Một vùng quê trù phú nơi đây bắt đầu hiện lên, người dân đời đời no ấm, công lao của bà được ngàn đời sau ghi nhận và tưởng nhớ.

Dòng sông Dinh ngày nay

Do thượng nguồn sông Dinh chảy qua các núi đá vôi như lèn Lèn Vũ Kỳ, Đồng Cò, lèn Bằng,nên vào mùa mưa lũ phù sa cũng như cát sỏi trên núi đá đổ về. Nhân dân khai thác để làm vật liệu xây dựng, từ đó có tên là Bến Sạn ở xã Nhân Thành.
Sông Dinh- hồn quê Yên Thành vẫn trong xanh như xưa, là mạch nguồn cảm hứng, thơ ca, là tình cảm thân thương ngưng đọng nối liền quá khứ- hiện tại của nhân dân Yên Thành.Trong khuôn viên Chùa Gám (làng Kẻ Gám) hiện ra với kiến trúc cổ kính, điêu khắc Chùa Gám hết sức tinh xảo được xem là trúc lâm thiên tự của xứ Nghệ. Các mảng điêu khắc hình cây cỏ, hoa lá, linh vật, những bức tượng phật… được kết nối lại làm cho con người gần gũi, hoà quyện vào thiên nhiên.Những ngày đầu xuân, tiếng chuông chùa ngân vang giữa một chốn thanh tĩnh làm cho vùng đất này trở nên linh thiêng đển lạ.Lòng tôi lại thấy tự hào. Dù chưa đóng góp được gì nhiều cho quê hương, nhưng với sự đổi mới của xóm làng mà vẫn gìn giữ được nét đẹp từ xưa mà thêm yêu, thêm quý.

Chùa Gám

Hiện nay ,Rú Gám- Sông Dinh đang được đầu tư để phát triển trở thành một điểm du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa tâm linh.Trong tương lai, đây là một điểm thu hút đông đảo du khách về thăm bởi cảnh quan tươi đẹp nơi có những dải mây lượn lờ trên đỉnh núi, cảnh chùa linh thiêng với dòng sông Dinh uốn lượn. Chính vùng đất trù phú và nên thơ này hứa hẹn là điên đến của du lịch trong tương lai.Những người con Yên Thành dù đi đâu vẫn luôn nhớ hình ảnh này bởi nó là niềm tự hào mà bao đời cha ông gây dựng.Mong răng, các thế hệ con cháu sau này, hãy quảng bá hình ảnh đẹp của quê mình để nhiều người biết đến và ghé thăm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *