Nghe câu hò ví dặm ở quê lúa Yên Thành

Tay em têm trầu lá trầu cay xứ Nghệ
Đây miếng cau non tiện chung lòng đào
Em xin mời bạn miếng trầu ngày vui mở hội
Nghĩa tình sâu nặng quê hương đất Lam Hồng.
Là người ơi đường xa tới đây hãy nhận lấy miếng trầu.
Trầu quê sông Lam quê mình

                                                                 ” Mời trầu- dân ca xứ Nghệ”

Ví dặm xứ Nghệ từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Nhắc đến ví dặm, người ta nghĩ ngay đến vùng đất ven sông lam, vùng đất Nam Đàn quê Bác nhưng có một vùng đất gắn liền với với ví dặm xứ Nghệ, mà cũng là cái nôi của loại hình nghệ thuật này- Yên Thành quê lúa.Từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, người dân yên thành bảo tồn, phát huy và truyền lửa cho dân ca- ví dặm phát triển, trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.Dân ca ví dặm là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người dân 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh.

Một buổi giao lưu ví dặm củ các CLB tại thành phố Vinh

Để tìm hiểu về loại hình này, chúng ta hãy cùng nhau về với một CLB tại vùng quê lúa Yên Thành.Sau một chặng bay dài từ Sài Gòn về với thành Vinh yêu dấu với vé máy bay giá rẻ đi Vinh, tôi lại bắt đầu chuyến hành trình khám phá di sản ví dặm cùng xe đưa đón sân bay Vinh để về Yên thành, tìm hiểu điệu ví điệu dặm thân thương mà trữ tình.

Một vùng quê vẫn còn đó sự yên bình vốn có với những tre xanh, cánh đồng, mái ngói,và cả khói bếp lan tỏa những trưa hè…Làng quê ấy đã ra đời những câu hát mà ngày nay được cả thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Dân ca Ví- Dặm – Loại hình nghệ thuật phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa, kép gỗ, bắt cá… cứ mỗi hoạt động lại có những ca từ và ngôn ngữ khác nhau.Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người.

Ví dặm là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian xứ Nghệ

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài khác nhau.Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể…)

Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát.

Đến với ví dặm xứ Nghệ,trong mỗi làng quê Yên Thành, đâu đâu cũng ngân vang câu hát hò đưa ngọt ngào, sâu lắng lay động lòng người. Giữa vùng quê thanh bình, những khúc ca ngân vang, cao vút đọng lại trong ký ức của bao người.

Ví dặm luôn gắn với đời sống sản xuất của người dân

Ví dặm có 2 loại hình khác nhau đó là ví và dặm.Ví là những lời hát nghe trang trải, mênh mông, bày giải lòng người, những lời hát như khiến người nghe xao xuyến, tha thiết ân tình.Tuy vậy, vẫn có hát ví ghẹo, ví mục đồng nghe dí dỏm, hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên cả tuổi trẻ.Thường là lối hát ngẫu hứng về một câu chuyện trong quá trình lao động sản xuất, vui chơi, trong những buổi vui chơi ngắm trăng mà xuất khẩu thành những câu ví ngọt ngào.

Thể hát ví có nhiều điệu như: ví đò đưa,ví chuỗi, ví ghẹo ví phường vải, ví phường cấy,  ví đồng ruộng, ví phường võng, ví phường chè,ví trèo non, ví mục đồng, …

Nếu ví là lối hát tâm tình sâu lắng thì dặm lại là lối hát tự sự , tự tình giải bày khuyên răn nhưng cũng có điệu dặm khôi hài, dí dỏm, châm biếm trào lộng cũng như tỏ tình trao duyên.

Các làn điệu của hát dặm như:  dặm vè, dặm xẩm, dặm nối,dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,…

Trong huyện có nhiều CLB dân ca ví dặm được thành lập nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo này với nhiều hình. Trong những buổi sinh hoạt văn hóa, không chỉ có những người trung niên, cao tuổi mà còn có sự quan tâm, thích thú của lớp trẻ, những người yêu dân ca và nhạc cổ truyền. Những tiếng hát trong trẻo, ngân vang trong mỗi xóm làng, những khúc đàn nhịp nhàng, sâu lắng cùng nhịp điệu hò đưa khiến vùng quê yên ả, thanh bình thêm phần nhộn nhịp, vui tươi.

Ví dặm trên dòng sông Lam

Những lời ca mênh mang

“Ăn cơm cũng nghẹn, uống nước cũng nghẹn.

Nghe lời bạn hẹn, ra bãi đứng trông

Bãi thời mấy bãi người không thấy người”

Hay

Đói lòng ăn nửa quả sim

uống lưng đọi nước đi tìm người thương

Người thương ơi hỡi người thương

đi đâu mà để buông hương một mình

Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngày nay các câu lạc bộ ngày càng phát triển, nhằm duy trì , phát huy các giá trị di sản văn hóa, đưa di sản vào đời sống và trở thành một phần trong cuộc sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân lao động sản xuất.

Trong tháng 9 năm 2016, CLB dân ca ví dặm Yên Thành cùng với 10 CLB ví dặm khác trong tỉnh tham gia liên hoan dân ca ví dặm xứ nghệ với 33 tiết mục được đầu tư, dàn dựng công phu, thu hút khán giả đến xem và cổ vũ. Nhiều tiết mục biểu diễn dân ca lời mới có nội dung ca ngợi Bác Hồ kính yêu, ca ngợi Đảng, ca ngợi công cuộc đổi mới, các thành tựu kinh tế – xã hội của địa phương, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước và bản sắc văn hoá từng địa phương.Đặc biệt CLB Phúc Thành xã Phúc Thành- Yên thành đạt giải nhất cho thấy sự nỗ lực, phát huy loại hình nghệ thuật này của huyện nhà.

CLB ví dặm được hoạt động tại mỗi xã thu hút mọi lứa tuổi

Cứ mỗi lần về với huyện Yên Thành, câu hát ví dặm hò ơ lại ngân vang giữa cánh đồng lúa đang thời con gái, khi mà những cánh cò thẳng cánh bay trên bầu trời, những áng mây trôi lững lờ theo những câu hát nhẹ nhàng sâu lắng, bãy mãi, vang vọng mãi những chốn xa xôi.Bất chợt, cái tình cảm với chốn làng quê lại dâng lên nỗi niềm khó tả, yêu thêm di sản văn hóa thế giới mà cha ông ta đã để lại, truyền lại đến bao đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *