Lịch sử dòng họ Chu ở xã Hoa Thành

Cách Thành phố Vinh 53km về phía Tây Bắc, cách huyện lỵ Yên Thành 2km về phía Đông, Nhà thờ họ Chu – một di tích đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp tỉnh, khách từ Bắc vào hay từ Nam ra ngoài phương tiện hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Vinh còn có nhiều   phương tiện khác nhau như ô tô,xe đưa đón sân bay Vinh, xe bus, xe máy đến ngã 3 Cầu Bùng thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thì rẽ vào đi theo đường Tỉnh lộ 538, đến km11, du khách rẽ tay phải, đi khoảng 400m nữa là đến được di tích.
Nhà thờ họ Chu xã Hoa Thành, huyện Yên Thành do con cháu trong họ lập ra để thờ cụ Thủy tổ Chu Thường Yêm và các bậc tiên tổ của dòng họ. Đây cũng là cơ sở hoạt động của Đảng trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh 1939 – 1931.

1. Lịch sử dòng họ

Nhân vật đầu tiên được nhắc đến là vị Thủy tổ Chu Thường Yêm. Cụ Chu Thường Yêm hiệu Chất Phác Phủ quân, gốc là người làng Long Ân, tổng Hoàng Trường, Phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cụ sinh khoảng đầu thế kỷ XVII, là hậu duệ cụ Chu Hồng Nguyên, người được phong chức “Chinh vụ uy lĩnh thủy lục Đại tướng quân Đô chỉ huy sứ” thời Lê sơ. Tuy được học hành đến nơi, đến chốn nhưng do bản tính thanh liêm, cương trực, lại gặp thời buổi Chúa Trịnh tiếm quyền Vua Lê gây cảnh nồi da nấu thịt nên cụ không theo nghiệp khoa bảng, làm quan cho Chúa Trịnh mà đi tìm vùng đất mới để lập nghiệp. Năm 1635, cụ đã đến làng Nam, thuộc xã Hoa Thành ngày nay, cùng với bà con họ Đậu, họ Lê, họ Đào khai khẩn đất hoang, làm đường sá, cầu cống, thủy lợi.. tạo nên một vùng dân cư trù phú. Với hiểu biết của mình, cụ lại tạo lập cho làng nghề mới là trồng mía, nấu mật, tạo nên sản phẩm mật làng Nam nổi tiếng. Nhờ vậy, đời sống bà con ngày càng phát triển. Vì thế, sau khi ông mất, nhân dân làng Nam đã tôn ông làm Thành hoàng và lập bài vị thờ ông tại Đền Cả xã Hoa Thành. Ông cũng trở thành vị Đệ nhất Thế tổ của dòng họ Chu xã Hoa Thành. Các triều đại phong kiến cũng có nhiều sắc phong cho ông. Đó là sắc phong “Bản cảnh Triệu cơ Chu Yêm tướng công tối linh tôn thần” vào năm Thành Thái thứ 15, tức năm 1903 và sắc phong “Bản cảnh Triệu cơ Chu Yêm tướng công chính trực tôn linh, tôn thần” dưới triều vua Khải Định thứ 9, năm 1924.Năm 1969, do chiến tranh, đền Cả bị hư hại, con cháu đã xin rước bài vị, đồ tế khí ông về thờ tự tại Nhà thờ họ.

Nhân vật thứ 2 là ông Chu Trạc – một Cử nhân võ yêu nước, người lãnh đạo trong phong trào chống thuế năm 1938 và từng tham gia khởi nghĩa với Nguyễn Xuân Ôn.Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công ơn của ông, con cháu và nhân dân đã lập Nhà thờ để thờ phụng.
Trong số những hậu duệ của cụ Chu Thường Yêm, có một người nổi tiếng được nhân dân biết đến là đồng chí Chu Văn Biên. Chu Văn Biên sinh ngày 15 tháng 10 năm 1912, trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. Từ nhỏ, ông theo học chữ Hán ở quê, sau đó học Quốc ngữ tại Trường tiểu học Yên Thành và Quốc học Vinh. Cuối năm 1926, Chu Văn Biên gia nhập Hội Phục Việt và tích cực hoạt động trong Chi hội Trường Quốc học Vinh. Những dịp được nghỉ học ông thường liên hệ cùng Phan Đăng Lưu – một trong những vị lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng, về quê Yên Thành xây dựng cơ sở cho Hội.Tháng 9 năm 1929, Chu Văn Biên được đồng chí Nguyễn Phong Sắc giới thiệu kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng tại chi bộ trường Quốc học Vinh và đã trở thành một trong những thế hệ đầu tiên của Đảng ta.

Sau khi Ban vận động Việt Minh tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh được thành lập vào tháng 5 năm 1945, Chu Văn Biên được phân công phụ trách thành lập Ban vận động Việt Minh khu vực Diễn Châu – Yên Thành – Quỳnh Lưu.Ngày 21 tháng 8 năm 1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An thắng lợi, Chu Văn Biên được bầu vào Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Nghệ An.Sau cách mạng tháng Tám, ông được bầu vào Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I. Từ đó, được giao giữ nhiều trọng trách của Đảng và Nhà nước như Chính ủy Mặt trận Bình Trị Thiên, Chính ủy Quân khu IV, Bí thư Đảng ủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Kỹ thuật, Thứ trưởng, Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp trung ương kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Ấn Độ kiêm nhiệm Băng la đet và Srilanca… Dù ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Vì vậy ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng…

Nhà thờ họ Chu là nơi sinh hoạt tâm linh của bà con trong họ. Hàng năm, thường tổ chức lễ tế tổ, ôn lại truyền thống vẻ vang của dòng họ và giáo dục con cháu. Từ ngày xây dựng đến nay, nhà thờ là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc và địa phương.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đâu à nơi làm việc, hội họp của các cơ quan đoàn thể huyện Yên Thành.Không chỉ thế, nhà thờ còn là nới tổ chức biểu diễn văn nghệ liên hoan, tiễn chân con em lên đường nhập ngũ nhăm tuyên truyền tinh thần yêu nước và giác ngộ cách mạng cho các thế hệ con cháu.

2. Kiến trúc nhà thờ họ

Nhà thờ họ Chu được xây dựng trên một vùng đất văn vật có lịch sử lâu đời, ghi dấu nhiều dấu vết, chứng tích lịch sử. Đây là mảnh đất “Thượng truông Đồi, hạ Đất đỏ”, vừa có núi, có sông, vừa có đồng bằng. Các thôn làng ở vào thế tọa sơn, vọng thủy, lưng dựa vào núi, mặt nhìn ra cách đồng bát ngát, có rồng chầu, hổ phục, có thủy tụ, long bồi “rồng bay, phượng múa, tay tiên chầu về”. Toàn bộ khuôn viên Nhà thờ rộng 794,8m2, xung quanh di tích là khu dân cư trù mật, có nhiều di tích có giá trị.Nhà thờ được lợp mái âm dương, mái ngói hình đầu đao tạo dáng làm cho phần mái trở nên mềm mại, nhưng không kém phần chắc chắn.Bên sân bái đường đặt 2 bức tượng hộ pháp, canh giữ nhà thờ,ngăn không cho ma quỷ, những ngoại đạo không tốt và người xấu, có ác tâm xâm hại tới Nhà thờ.Ngoài ý nghĩa để trang trí, việc đặt hai pho tượng ở trước tòa nhà nằm trấn áp những tà khí, ngăn không cho vào đền. Để che chắn cho hai pho tượng Hộ pháp, người xưa đã xây dựng một đốc tường phía trước nhà Bái đường, đó là một bức tường bằng gạch vôi vữa dài 1m, cao 2,2m. Hai bức tường này còn được khắc hai câu đối.
Nhà Bái đường xây dựng vào năm 1902, có kết cấu kiến trúc triều Nguyễn ba gian hai hồi làm bằng chất liệu gỗ táu, mái nhà rui bản lợp ngói âm dương. Tòa nhà Bái đường gồm có 3 gian 4 vì nằm trên một hệ thống cột gồm có 14 cột, trong đó có 6 cột cái cao 3,6m và 8 cột quân cao 2,8m.Cho đến nay nhà Bái đường đã tồn tại trên 400 năm nên đây là nơi còn lưu giữ được nhiều đồ thờ, vật lưu niệm và là nơi tiến hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nơi gặp gỡ của con cháu, du khách đến thăm viếng đền trong những ngày thường hay dịp lễ tết.

Trong nhà thờ có 2 chiếc trống da cổ màu đỉ, bên cạnh có bộ nhạc khí với trống đai, trống trung, trống con, xập xèng để đánh khi tiến hành nghi lễ trong những ngày hội cùng hai chiếc giường cộng đồng làm bằng gỗ dành để chuẩn bị cỗ khi làm lễ.

Đặc sắc nhất trong nhà thờ là nhà Hậu cung với các kẻ đường cong uyển chuyển. Tại các bẩy phía trước là chạm nổi các hình long, ly, quy, phượng. Đây là những mảng chạm khắc đẹp có từ thời nhà Lê. Nội thất nhà Hậu cung và các đồ tế khí tương đối nhiều, cả 3 gian đều được bày trên các bàn thờ, chủ yếu tập trung ở gian giữa. Gian giữa được xem là trung tâm của nhà Hậu cung nên đồ thờ cũng được bài trí nhiều và trang trí đẹp hơn. Đây chính là nơi thờ cụ Chu Trạc. Từ ngoài nhìn vào, du khách có thể thấy một hương án bằng gỗ sơn son thếp vàng và được chạm trổ khá tinh vi, có các hình long, ly, quy, phượng và các loại hoa cúc, hoa mai đang nở. Chính giữa phía trước hương án là lư hương, hai bên là hai cọc nến bằng gỗ sơn son. Sau hương án là bàn thờ bằng gỗ, được đặt thấp hơn hương án, dùng làm nơi bày đồ cúng viếng. Trong cùng là bàn thờ hai cấp bằng gỗ, là nơi đặt các hòm sắc bằng gỗ sơn son thếp vàng. Hai bên hòm sắc là hai rương bằng gỗ giống nhau để đồ cúng.

Nhà thờ Chu Trạc đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh năm 2011. Cho đến nay, di tích luôn được nhân dân bảo vệ với tình cảm và trách nhiệm cao cả nên dường như vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Hằng năm, vào mỗi dịp tết đến xuân về, nhà thờ lại nhôn nhịp trống chiêng, con cháu xa gần tập trung về đây bái lễ, cảm tạ tổ tiên, báo ơn báo hiếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *