Cách thành phố Vinh 60km về phía Bắc Nhà thờ họ Nguyễn Xuân Đại tôn thuộc làng Quỳnh Khôi, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành.
Nhà thờ được xây dựng vào thời Nguyễn thờ thủy tổ của dòng họ Nguyễn Xuân là ông Nguyễn Xuân Nghiêm và các hậu duệ của ông.
Theo Gia phả dòng họ Nguyễn Xuân, làng Quỳnh Khôi, xã Khánh Thành thì Thủy tổ của dòng họ là ông Nguyễn Xuân Nghiêm, tên tự là Thiện Đạo, quê gốc ở Hải Dương. Vào những năm cuối thế kỷ XVI, tình hình chính trị rối ren, chiến tranh Trịnh – Mạc xảy ra liên miên gây bất an trong dân chúng. Nguyễn Xuân Nghiêm đã rời đất Hải Dương, di cư vào phía Nam để sinh cơ lập nghiệp tại làng Quỳnh Khôi.
Tại đây, ông đã cùng với nhân dân trong vùng tiến hành khai khẩn đất đai, lập làng. Từ Cồn Vàng, Cồn Trồng, Cồn Hiếu, mở rộng ra Đồng Hóp, Đồng Tròi, Rộc Vẹo, Rộc Hìu Mênh… Đồng thời với việc vỡ đất, cải tạo đất đai, ông còn tổ chức cho dân đắp đập, be bờ làm ruộng lúa nước, dẫn thủy nhập điền. Những thửa ruộng cao ráo ông cho dân trồng sắn, trồng ngô, khoai. Bên cạnh việc làm nông nghiệp, ông còn huy động nhân dân làm đường sá, đào giếng chìm lấy nước cho dân làng sử dụng, khơi mương thông nước, đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đời sống nhân dân nhờ đó ngày càng được cải thiện, ngày càng ấm no. Sau những năm tháng miệt mài, gian khổ, góp công, góp của vào công cuộc khẩn hoang, lập làng đã nhanh chóng đạt hiệu quả, biến vùng đất hoang sơ thành làng Quỳnh Khôi rộng lớn, đông vui. Và cũng chính nơi đây ông đã kết duyên với bà Từ Lạc, rồi sinh con cái và khởi lập thành dòng họ Nguyễn Xuân tại đất Quỳnh Khôi này. Tính từ đời ông Nguyễn Xuân Nghiêm đến nay thì dòng họ Nguyễn Xuân sinh sống trên đất Vân Tụ đã có 17 đời.
Nhân vật tiếp theo được giới thiệu là ông Nguyễn Xuân Khoan và vợ là bà Lê Thị Quý. Ông là người có bản tính thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát và có biệt tài chơi trò đánh trận giả, ham mê võ nghệ, lại được gia đình cho theo học võ từ thuở nhỏ nên ông sớm nổi tiếng là người tinh thông võ nghệ.
Năm Long Đức thứ 3 (1734),Nguyễn Xuân Khoan đã đậu Tạo Sỹ còn gọi là Tiến sỹ Võ và được ra làm quan. Làm quan trong thời kỳ chính trị rồi ren, ông đã nhiều lần giúp nhà vua dẹp loạn thổ phỉ, mang lại bình yên cho người dân.Không chỉ thế, ông là vị quan thanh liêm, thương dân, vì thấy cảnh cơ hàn đói khổ mà dốc hết bổng lộc chia cho người dân, làm việc thiện không màng danh lợi.
Cảm phục trước tấm lòng nhân ái, thương dân lo cho sự no ấm của dân nên sau khi mất ông được tôn làm Thành hoàng làng của làng Quỳnh Khôi và được lập đền thờ phụng, ngôi đền thờ ông có tên là đình Tây.Không chỉ ông Khoan được nhân dân cảm phục mà tấm lòng rộng lượng, hào phóng của bà Lê Thị Quý vợ ông cũng được nhân dân cảm kích nên đã tôn bà làm Hậu thần và cùng được cúng tế tại đình Tây.
Và cũng để ghi nhớ công đức của thần và mãi mãi ngàn năm ghi tạc, vào thời Cảnh Hưng năm thứ 33, tức năm 1773, quan viên tướng sỹ ở thôn Quỳnh Khôi đã lập bia khắc ơn ông và lệnh cho 9 xứ thuộc làng Vân Tụ dành ruộng tốt để cúng tế hàng năm. Đến nay, bia đá vẫn còn nguyên vẹn, như một minh chứng rằng nhân dân trong xã luôn nhớ đến công ơn của thần và lòng cảm mến ơn huệ mãi mãi không đổi.
Hậu duệ đời thứ 9 của dòng họ Nguyễn Xuân có ông Nguyễn Xuân Ân – một trong những chỉ huy quân đội của triều đình nhà Nguyễn và từng tham gia phong trào chống Pháp ở địa phương. Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã thông minh, khoẻ mạnh, trung nghĩa và giàu nghị lực. Ông gia nhập quân đội triều Nguyễn và tham gia chiến đấu ở nhiều nơi. Đội quân do ông chỉ huy chăm chỉ luyện tập, kỷ luật nghiêm minh, lại trung quân ái quốc nên đánh đâu thắng đó và lập được nhiều công trạng nên đến năm 1870, triều vua Tự Đức năm thứ 23 đã thăng cho ông Tòng bát phẩm, chức Chánh đội trưởng đội 7.Năm 1883, sau khi nhà Nguyễn kí hòa ước với thực dân Pháp, công nhận toàn quyền bảo hộ của thực dân Pháp trên đất Việt Nam, Nguyễn Xuân Ân đã cáo quan trở về quê nhà sống cuộc sống thanh đạm và cùng tham gia các phong trào chống Pháp và phong kiến ở địa phương. Một thời gian sau ông mất do bị bệnh và được an táng tại quê nhà.
Nhân vật cuối cùng được nhắc đến là ông Nguyễn Xuân Lịch – hậu duệ đời thứ 13 của ông Nguyễn Xuân Nghiêm và là hậu duệ đời thứ 8 của ông Nguyễn Xuân Khoan. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước lầm than nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, trong con người ông luôn nung nấu lòng căm thù giặc và yêu nước sâu sắc. Ông đã tích cực tham gia các phong trào chống Pháp và chống phong kiến ở địa phương. Sau khi địa phương giành được chính quyền, ông công tác tại Uỷ ban hành chính xã Vân Tụ.Sau này ông bà bí thư huyện ủy Yên Thành.
Nối tiếp truyền thống hiếu học và rèn luyện tu thân dưỡng tính của cha ông để trở thành những người có ích cho đất nước, con cháu dòng họ Nguyễn Xuân nối tiếp các đời đều có người học rộng tài cao, giữ nhiều chức vụ quan trọng, góp phần tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
2. Nhà thờ họ Nguyễn Xuân Đại tôn
Nhà thờ Nguyễn Xuân được xây dựng từ thời Nguyễn trên một khu đất bằng phẳng, cao thoáng, quay mặt về hướng Tây Nam. Phía trước Nhà thờ là ngọn núi Tù Và như một bức bình phong che chắn cho di tích; Phía sau là dòng Vũ Giang chảy quanh co như ôm ấp, vỗ về; phía Đông Bắc là lèn Hai Vai cùng làng mạc trù phú, yên bình.
Hiện nay, di tích còn khá nguyên vẹn, vẫn giữ được 2 gian nhà cổ, 2 tấm bia đá, bộ đồ bát bửu và nhiều hiệu vật cổ có giá trị khác, các hạng mục công trình chính gồm có: Cổng, sân, nhà Bái đường, nhà Hậu cung được bố trí theo kiểu chữ Nhị.
Trong Nhà thờ còn có vườn trồng các loại cây cảnh để tạo cảnh quan cho di tích .
Phía trước nhà Bái đường, ở hai bên tả, hữu đặt 2 tấm bia bằng đá trắng khắc công trạng của ông Nguyễn Xuân Khoan và bà Lê Thị Quý.
Nhà Bái đường được xây dựng từ thời Nguyễn gồm 3 gian, hai gian ngoài rộng 3m, gian giữa nhỏ hơn, rộng 2,77m lát gạch đất nung đỏ, hai đầu xây tường bít đốc, phía sau không có cửa mà để thông với nhà Hậu cung. Khung nhà làm bằng gỗ lim, mái rải rui bản, hoành, xà thượng, xà hạ, thượng lương. Nhà gồm có 2 bộ vì bằng gỗ, kết cấu kiểu vì kèo đôi, gồm có 2 hàng chân cột, 4 cột cái và 4 cột quân được đặt trên các đế trụ bằng đá.Nhìn chung, nhà Bái đường được trang trí khá đơn giản, các kẻ được bào trơn, đôi chỗ được chạm bong kênh hình hoa, lá cách điệu.
Nhà Hậu cung cũng được xây dựng từ thời Nguyễn với chiều dài là 8,63m, chiều rộng là 5,35m, hai đầu xây tường bít đốc, lợp bằng ngới âm dương. Trên bờ giải, hai đầu đốc trang trí hình rồng cách điệu, ở giữa là hình tròn mà theo quan niệm của người xưa đó là hình mặt trăng và hình ảnh đó được gọi là lưỡng long chầu nguyệt. Đầu đao cũng được trang trí hình rồng trong tư thế uốn lượn. Đặc biệt, phần đầu đốc phía bên phải nhà Hậu cung có đắp phù điêu hình mặt hổ trông rất dữ tợn.Phía trước nhà Hậu cung có 4 cột hiên vừa có tác dụng nâng đỡ mái và để trang trí. Trên 4 cột hiên ấy có khắc 2 đôi câu đối. Câu thứ nhất được phiên âm là:
“Dương hộ như tại kỳ ngọc tịnh
Túc nhiên tất hữu thử kim dài”.
Câu đối này có nghĩa là:
“Phảng phất như ở đây ánh ngọc sáng
Thành kính thì ắt có nơi đài vàng”.
Câu đối thứ hai:
“Lan vũ lưỡng đồ hoa cựu phổ
Lan chi tương kế lệ hồng cơ”.
Được dịch nghĩa là:
“Văn võ hai ban rạng phổ xưa
Lan quế nối truyền cơ đồ lớn”.
Nhà Hậu cung gồm có 3 gian 2 hồi 4 vì kèo. Hệ thống vì kèo và mái được nâng đỡ bởi hai hàng chân cột gồm có 8 cột quân, 2 cột cái và 6 cột trốn, cột được đặt trên hệ thống chân tảng bằng đá.Nhà Hậu cung được bài trí 3 gian thờ ngang. Tại gian giữa, từ ngoài nhìn vào, ngay ở vị trí trung tâm có bài trí 1 hương án cổ bằng gỗ, được sơn son màu vàng, màu nâu xen kẽ nhằm làm điểm nhấn cho hình hổ phù, hình phượng múa, hoa lá cách điệu. Xung quanh hương án được đặt bao lớn soi rãnh hình cánh sen, ở hai góc ngoài chạm hình hai con rồng uốn lượn mềm mại chầu vào nhau. Trên hương án đặt 1 lư hương cổ bằng đá tráng men màu cửu long, 2 đôi hạc cổ bằng gỗ đứng trên lưng rùa quay mặt vào nhau, 2 đài trản, 1 mâm chè, 2 bình hoa, 1 cọc nến cổ bằng gỗ.Kế tiếp hương án là 1 bàn thờ cổ bằng gỗ, có bài trí 1 mâm chè, 1 đài trản, 1 bình rượu sứ và đặc biệt còn có một đôi hài cổ bằng da dán vải màu đỏ, diềm vàng trông rất đẹp mắt.
Trong hậu cung thờ ông Nguyễn Xuân Ngoan, nguyễn Xuân Nghiêm, được bài trí điêu khắc tinh vi, thể hiện sự uy nghiêm, trang trọng.
Phía trên xà thượng được treo một bức tranh cổ bằng gỗ. Bức tranh được quét nền màu trắng, thể hiện sống động các đề tài cá chép hóa rồng, rùa ngậm hoa sen, long mã phi, tất cả được miêu tả một cách chi tiết và sống động. Các hình tượng này được trang trí theo quan điểm của các nước phương Đông, nó tượng trưng cho sự đỗ đạt, sự uy linh của các vị thần được thờ, qua đó thể hiện khát vọng về sự trường tồn, cầu mong sự may mắn, sung túc, phát triển và hòa hợp.
Từ khi xây dựng đến nay, Nhà thờ đã trải qua 3 lần tu sửa. Năm 1903, con cháu thay một số rui bản, ván mê. Năm 1914, tu sửa và thay một số ngói, rui bản. Năm 2008, tiến hành phục hồi cổng, xây tường bao bảo vệ Nhà thờ. Hiện nay, Nhà thờ đã được Hội đồng gia tộc quản lý và cắt cử người trông nom, hương khói.
Nhà thờ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cả dòng họ. Hàng năm vào ngày Sóc, Vọng, đặc biệt là ngày giỗ tổ ngày 3 tháng 5 Âm lịch và ngày giỗ của ông Nguyễn Xuân Khoan, ngày 23 tháng 11 Âm lịch, con cháu dòng họ Nguyễn Xuân xa gần tập trung về Nhà thờ tề tựu đông đủ để “ôn cố tri tân”, tưởng nhớ công lao và tài đức của các vị tiên tổ. Nhiều người ở trong nam, ngoài bắc thường mua vé máy bay giá rẻ đi Vinh để về thắp nén hương thơm cho tổ tiên, không chỉ thế, khi về còn có xe đưa đón sân bay Vinh, đảm bảo việc đi lại dễ dàng hơn.Thông qua các hoạt động tế lễ đã phản ánh được phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, ý thức hướng về cội nguồn và cũng thông qua đó cố kết được cộng đồng, niềm tự hào về di sản văn hóa trên quê hương. Gần đây, tại Nhà thờ còn diễn ra một số lễ khác như: Lễ khánh thọ được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu cho các bậc cao niên thể hiện một nghĩa cử cao đẹp, kính lão, trọng thọ nhằm khuyến khích lòng hiếu nghĩa của con cháu. Lễ khuyến học được tổ chức vào ngày giỗ tổ nhằm báo cáo với tổ tiên kết quả học tập của con cháu và phát thưởng theo kết quả học tập và thi cử từ cao xuống thấp. Lễ vinh quy bái tổ được tổ chức 3 năm một lần nhằm báo cáo công với tổ tiên những người học hành đỗ đạt cao trên bậc đại học nhằm tôn vinh những người miệt mài học tập làm rạng rỡ dòng tộc.