Trên đất nước ta, có nhiều dòng họ lớn lưu danh sử sách, đóng góp công lao lớn cho sự hưng thịnh của nước nhà. Những dòng họ ấy đã sinh ra biết bao người con ưu tú cho dân tộc, những người lỗi lạc để lại tiếng thơm cho muôn đời. Ở Việt Nam phải kể đến các dòng họ Lê, Nguyễn, Trần,Phạm, Hoàng, Phan… con cháu họ ở khắp mọi miền tổ quốc. Trong đó, dòng họ Nguyễn là dòng họ lớn thứ 4 trên thế giới.Tại Yên Thành, dòng Họ Phan vì thế mà nổi tiếng bởi những người con tài giỏi như Phan Đăng Lưu, Phan Tất Thông,Phan Dưỡng Hạo,…Để tìm hiểu về dòng họ nổi tiếng này, chúng ta cùng theo chân những người đồng hành cùng vé máy bay giá rẻ đi Vinh, vượt qua quãng đường hơn 50 km trên xe đưa đón sân bay Vinh về với xã Khánh Thành, tìm hiểu dòng họ này nhé.

Bên ngoài nhà thờ họ Phan Đình
Nói về mảnh đất Nghệ An nói chung và Yên Thành nói riêng tuy giàu tiềm năng về kinh tế, nhưng hết sức khó khăn về khí hậu, thiên tai. Con người Nghệ An phải vươn lên trong cuộc sống, nên nổi tiếng chăm lao động, chiến đấu giỏi, hiếu học…Người học trò xứ Nghệ ngày xưa khoai sắn ba bữa thay cơm nhưng lại có thành tích học tập đáng nể, được cả nước công nhận. Chính từ trong cái đói cái nghèo mà lối văn thơ của họ hào hùng, kiên cường, không hoa lá, mỹ miều như như những sĩ tử vùng đất khác.Họ phải phấn đấu trong học tập, bằng tính kiên trì, nhẫn nại, cần kiệm…Và cũng vì cái nghèo nhưng hiếu học mà người dân xứ nghệ có tiếng “Dân cá Gỗ”
Nhà thờ họ Phan Đình thuộc xã Khánh Thành cách thành phố Vinh 50 km.
Đây là nơi thờ phụng các bậc tiên thổ của dòng họ Phan Đình mà tiêu biểu là các nhân vật có công với dân với nước trong thời kì trung hưng như Phan Hàm Hạnh, Phan Hàm Hy, Phan Hàm Cảnh, Phan Hàm Mậu.
Cha ông ta có câu:
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta có nguồn gốc từ đâu?
Có tổ tiên trước rồi sau có mình.!
Đầu tiên là ông Phan Hàm Hạnh – Thái thủy tổ họ Phan Đình là người có công mở mang việc học cho vùng Hạ Thành. Căn cứ vào Gia phả họ Phan Đình viết năm 1936, Thái thủy tổ Phan Hàm Hạnh, tự Đạo Hạnh, hiệu Bút Xuyên tiên sinh, sinh vào khoảng cuối đời vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369) tại làng Vân Tập, nay là xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học, thanh liêm, nề nếp nên ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tư chất thông minh và được gia đình cho ăn học chu đáo. Năm 20 tuổi, ông thi đậu Sinh đồ – tức Tú tài, nhưng ông đã không chọn con đường làm quan mà chọn con đường dạy học làm kế sinh nhai. Khi mới bắt đầu con đường dạy học, ông lên vùng Hạ Thành nay là xã Hoa Thành.Chính nhờ công lao của ông mà nhiều người có chữ, đỗ đạt cao trong xã hội.Khi đã về tuổi xé chiều, ông cùng con về sống tại đất Vân Tụ, và trở thành Thái thủy tổ của dòng họ Phan Đình ở đất Vân Tụ tức xã Khánh Thành ngày nay. Gia phả dòng họ không ghi rõ ông mất ngày, tháng, năm nào. Vợ ông là người phụ nữ họ Nguyễn, tên Yên Sinh, sinh hạ được một người con trai duy nhất đặt tên là Phan Hàm Hy.
Ông Phan Hàm Hy tự Phổ Chiếu, húy Chiếu Thụy Minh Quang, sinh năm 1388 cũng theo truyền thống của cha, mở lớp dạy học cho con em trong vùng.Và sau này ông trở thành Thủy tổ của dòng họ Phan Đình.Khi ở đất Hạ Thành, ông Phan Hàm Hy đã lấy vợ nhưng không có con nên khi lên đất Vân Tụ ông lấy thêm một bà vợ người thôn Vân Tụ và sinh được 1 con trai và 2 con gái, người con trai tên là Phan Hàm Cảnh.
Căn cứ vào Gia phả của dòng họ Phan Đình được viết vào năm 1936, ông Phan Hàm Cảnh tự Minh Đạo, sinh năm 1412 ở Vân Tụ, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, thừa tuyên Nghệ An, nay là xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Trong thời Vương triều nhà Lê, hai cha con ông Phan Hàm Cảnh và Phan Hàm Hậu tham gia bắt chém bọn phản nghịch Phạm Đông, Phạm Ban… phế truất vua Nghi Dân và rước con trai thứ 4 của vua Thái Tông là Lê Tư Thành lên làm vua, sau này là vua Lê Thánh Tông. Vua Lê Thánh Tông là “một vị vua rất tha thiết với chủ quyền quốc gia” và là một vị vua sáng suốt, tài ba. Trong suốt những năm ở ngôi, từ năm 1460 đến năm 1497, vua đã có nhiều công lao củng cố và đưa nước Đại Việt từ một quốc gia khó khăn sau chiến tranh trở thành một đất nước hùng mạnh, tránh được sự chia rẽ trong triều đình và đất nước.Sau khi lên ngôi , vua Lê Thánh Tông đã ban thưởng và phong cho hai cha con nhiều bổng lộc.Sau này ông Phan Hoàng Cảnh về quên an dưỡng mẹ già, khai hoang lập ấp tạo nen làng Vân Trù trù phú, người dân ấm no.
Ngoài việc tổ chức khai khẩn, ông còn quan tâm đến các công trình giao thông, mở mang đường đi lối lại thuận tiện, hướng dẫn dân trồng trọt, chăn nuôi và định ra quy ước cho dân cư trong thôn xóm để quản lý làng, ngăn chặn các thói hư tật xấu, khuyến khích dân làm từ thiện. Đồng thời, ông còn bày cho dân cách nấu rượu, rượu Vân Tụ ngon có tiếng và trở thành đặc sản trong vùng. Do đó, nhân dân ở đây thường tự hào với câu:
“Tây Hồ, Tây Xá bứt lá nấu vôi
Phú Ninh nấu rượu, kẻ Côi đan bồ”.
Vì vậy mà đất canh tác ngày càng được mở rộng, dân cư ngày một thêm đông đúc đời sống nhân dân ngày càng ổn định.
Những cánh đồng do ông khai phá được đặt tên là Cồn Vàng, Đồng Thìn,Đồng Kỵ, Hai Vạ, Đập Chưng, Lèn Dưới,… Ngày nay, tất cả những cánh đồng trên đều thuộc làng Phú Tập, xã Khánh Thành. Không những có công trong lập làng, lập ấp mà ông còn có công trong việc đoàn kết các làng xã, tạo nên những xóm làng kỷ cương, văn minh, bài trừ tệ nạn xã hội.
Sau này các đời con cháu của dòng họ Phan Đình đều là những người có công lớn trong triều đình, được phong nhiều chức tước quan trọng. Đặc biệt ông Phan Hàm Mậu, con trai duy nhất của cụ Phan Hoàng Cảnh đã được người dân trong làng lập đền thờ và tôn làm thành hoàng đời đời hương khói.Người dân còn kể lại rằng, từ khi lập bài vị của ông vào thờ tại đền Đệ Nhất, đền trở nên linh thiêng vô cùng. Trong làng, hễ có người nào ốm đau, bệnh tật, gia đình nào có việc đến thắp hương cầu xin đều linh ứng.
Nhà thờ họ Phan Đình xã Khánh Thành không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi để ghi nhớ công ơn của ông tổ đã có công trong viêc dạy học và khai làng lập ấp. Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,nhà thờ còn là nơi hội họp quan trọng của chính quyền cách mạng. Cụ thể như sau:
– Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà thờ họ Phan Đình là nơi hội họp của các tổ chức cách mạng trong vùng;
– Sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1953, Nhà thờ họ Phan Đình là nơi làm việc của UBND xã Vân Tụ;
– Từ năm 1962 đến năm 1965, Nhà thờ là nơi làm việc của bộ đội đường dây 559 – Trạm hành quân của bộ đội giao liên;
– Trong hai năm 1969, 1970, Nhà thờ là nơi làm việc của Uỷ ban hành chính xã Vân Thành;
Từ năm 1975 đến nay, Nhà thờ là nơi tưởng niệm và thờ phụng các bậc tiên tổ của dòng họ Phan Đình, là nơi sinh hoạt văn hóa của con cháu trong dòng họ và nhân dân địa phương. Hàng năm, cứ đến ngày 18 tháng con cháu dòng họ Pha Đình từ mọi miền tổ quốc về lại nhà thờ, cùng cúng vái tiên tổ, tưởng nhớ công lao của các cụ. Đây cũng là dịp để con cháu gặp mặt đầu xuân, cùng nhau giao lưu, trò chuyện thắt chặt thêm tình đoàn kết, phát triển dòng họ Phan Đình ngày càng lớn mạnh.
Để ghi nhận và tôn vinh sự đóng góp của Nhà thờ họ Phan Đình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, ngày 31 tháng 9 năm 2009, Chủ tịch tỉnh Phan Đình Trạc đã ký tặng Bằng khen cho Nhà thờ họ Phan Đình đã có thành tích tham gia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.